Top 6 tựa sách hay về phong tục tập quán được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1850
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về phong tục tập quán được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Việt Nam Phong Tục

Là một nhà nho uyên bác, lại mang tư tưởng tiến bộ, nên trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính chẳng những liệt kê từng tập tục đang lưu truyền mà còn truy nguyên nguồn gốc của tập tục ấy rồi phân tích điều hay dở. Nghĩa là ông không làm cái công việc sưu tầm đơn thuần; tác phẩm của ông mang tính phản biện cao.

Bạn có bất ngờ không khi biết được điều này: Trong đạo vợ chồng của người Việt ta ngày trước có Tam bất khả xuất (3 điều không được đuổi/ bỏ người vợ). Đó là: Đàn bà từng để tang 3 năm nhà chồng; Trước nghèo sau giàu; Bơ vơ nếu rời nhà chồng.

“Đàn bà đã để tang cha mẹ chồng ba năm là đã giúp chồng trong sự báo hiếu rồi, ấy cũng là có công với chồng, nếu bỏ thì chẳng những bạc tình, mà lại là người bất hiếu với cha mẹ nữa. Trước mới lấy nhau thì nghèo, mà sau rồi mới giàu có, thì là đường sinh ý cũng có nhờ giúp đỡ mà nên. Nếu bỏ đi thì là người phụ công. Đàn bà chỉ nhờ chồng con và nhờ cha mẹ được thôi. Nếu cha mẹ người vợ mất rồi mà đuổi đi thì người ta nương nhờ vào đâu, thế là bất nghĩa …”

Đặc biệt, từ tác phẩm của ông, ta biết thêm những hủ tục, những thói xấu mà dân gian vì lâu đã thành quen, vì học theo phương Bắc mà ko biết biến đổi cho phù hợp.

Đọc ông, tôi lại ngẫm những chuyện xảy ra mới đây thôi, lại rất phổ biến.

2 Một số phong tục nghi lễ dân gian Việt Nam
Giới thiệu một số phong tục nghi lễ cổ xưa của người Việt Sách biên tập đầy đủ giới thiệu chi tiết giải thích nguồn gốc rõ ràng Cuốn sách góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc cho các thế hệ

3 Văn Hóa, Tín Ngưỡng Và Thực Hành Tôn Giáo Người Việt

Sau khi đọc hai tập I&II về “Tín ngưỡng và Thực hành Tôn giáo người Việt” của Cadiere , chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về phương thức tiếp cận với văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam.

Nhờ nghiên cứu sâu xa về văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng qua các thực hành tôn giáo, L. CADÌERE đã có một tâm thức rất đặc biệt về dân tộc mà ông đã dày công nghiên cứu:

– “Phải thừa nhận rằng người Việt nói cho đúng sống trong thế giới siêu nhiên. Đại thể thì người Âu châu khó mà hiểu được trạng thái tâm hồn này, vì nơi họ, khi tôn giáo chỉ còn là một số thực hành hay tậm chí một vài tin tưởng, thì thường đóng khung trong một vài giới hạn thời gian hoặc không gian và được họ dành cho một vài phút trong ngày của cuộc sống, một phần nhỏ trong hoạt động của họ. Người Âu Châu dẫu sùng đạo, thường vẫn không sống hết toàn bộ thời gian với Thượng Đế của mình. Người Việt, ngược lại, cho dù giai cấp nào, đều cảm thấy mình trực tiếp thường xuyên với các thần thánh trong thiên nhiên”1.

Cả về những phép ma thuật kỳ bí mà người Việt đã sử dụng trong bước đường cùng, thể như người đắm tạu nương tựa vào những gì có thể để cứu sống, Cadìere cũng tỏ ra một mực cảm thông:

“Thôi thì bỏ đi những cảnh man rợ và để phần nào xin lỗi các bé, xin ghi nhận rằng chẳng qua cũng do thương mến mà ra cả. Tình cảm tự nó là cao quí và đáng trân trọng, dẫu rằng cách thể hiện thì nhiều khi thật đáng lên án”2.

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng vì chút tấm lòng ấy mà nhiều khi độc giả dường như cảm thấy có chút thiên vị, nặng nghĩa nặng tình đối với dân tộc Việt. Tác giả đã từng thú nhận: “Tuy vậy, cũng xin nhắc lại rằng, tôi hầu như luôn ở trong những hạn chế của những giải thích mà người bản xứ cung cấp cho tôi, suốt trong quá trình nghiên cứu nhiều năm và tôi nghĩ chắc chỉ họa hiếm lắm tôi mới vượt ra khỏi tâm tình người Việt, bởi lẽ những thực hành lâu đời ấy đã trở thành thân thương quen thuộc đối với tôi”1.

Một điều cần đáng quan tâm là khi Léopold viết một số bài quan trọng về văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam, đôc giả được dành riêng cho các thiên khảo cứu này là người Âu. “Gia đình và Tôn giáo người Việt” được thuyết trình trong “Tuần lễ Dân tộc học Tôn giáo” ở Luxembourg. Bài này đã làm tên tuổi Léopold Cadìere càng được khẳng định. L. Cadìere đã mạnh dạn bênh vực thể chế gia đình Việt Nam:

4 100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người việt
Trong quan niệm của người Việt xưa và nay thì quan niệm thờ cúng được coi là một đạo lý. Thờ cúng đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam. Biểu hiện rõ ràng về phong tục thờ cúng của người Việt là phong tục thờ thiên nhiên có từ ngàn xưa – thờ Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (Tức thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp); tiếp đó là thờ nhân thần – các vị anh hung dân tộc có công với dân, với nước, các Tổ nghề, Thành hoàng làng… và thờ cúng Tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong gia đình.

Người Việt tiến hành nghi lễ thờ cúng không chỉ đơn thuần là trong gia đình mà còn diễn ra ở các nơi thờ tự công cộng như ở đình, chùa, miếu, phủ… Nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ người Việt nào cũng hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa, nghi thức, việc sắm lễ vật và văn khấn cụ thể của từng ngày lễ, tiết trong năm. Do vậy, chúng tôi đã sưu tầm và biên soạn cuốn “100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người Việt” hy vọng sẽ cung cấp một phần nhỏ lượng tri thức phong phú về phong tục tập quán của người Việt, đồng thời tạo thuận lợi cho mọi người khi thực thi việc hành lễ.

5 Những Câu Hỏi Vì Sao – Phong Tục Tập Quán Các Nước
Những Câu Hỏi Vì Sao – Phong Tục Tập Quán Các Nước

Bạn thắc mắc không hiểu vì sao người phương Tây lại kị con số 13? Tại sao ở nước Anh, người dân lại đi bên trái đường? Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi ở giữa hai hàng lông mày?… Tất cả những câu trả lời đều được tập hợp tong cuốn sách về phong tục tập quán này. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc trau dồi thêm kiến thức đời sống.

6 101 Điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục VN
Tuyệt đại đa số nhân dân ta có truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời. Mỗi dân tộc anh em đều có những hình thức tín ngưỡng mang nét đặc sắc riêng của mình. Truyền thống này còn gắn bó chặt chẽ với các sinh hoạt văn hoác mang đậm bản sắc dân tộc qua các nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán và lễ hội dân gian trên khắp mọi miền đất nước.

Chúng ta đều biết, phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của một dân tộc, hay của một nước. Ví dụ: Phong tục thờ cúng Tổ tiên, phong tục gói bánh chưng ngày tết, phong tục trong việc cưới, việc tang.

Mỗi nước có phong tục tập quán riêng, và trong một nướ, mỗi phương ngoài những phong tục chung của toàn quốc cũng có những phong tục riêng và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại có những phong tục riêng.

Những thái độ hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý trở thành một thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một cá nhân, hoặc một khối cộng đồng trong một địa phương, một dân tộc hoặc nhiều dân tộc thường gọi là tập quán – tức thói quen.

Thói quen được truyền lại từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho những người đời sau tuân theo một cách không tự giác.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN