TOP 8 món ngon nổi tiếng đặc sản An Giang

0
1839
Vật Phẩm Phong Thủy

An Giang là một tỉnh giáp ranh vùng biên giới Campuchia. Vì thế, không chỉ có văn hóa đời sống đa dạng, pha lẫn giữa người Kinh, người Khmer, người Việt mà còn làm phong phú thêm nền văn hóa ẩm thực ở đây. Cùng chúng tôi điểm qua 8 món ngon nổi tiếng không thể không ăn nếu tới An Giang!

1. Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một món ăn đặc sản của Châu Đốc, An Giang nói riêng và của vùng Tây Nam Bộ nói chung. Đây không chỉ là một món ăn trong bữa cơm hằng ngày mà còn là mồi nhậu rất “bén” mà cánh đàn ông đặc biệt yêu thích.

2. Bún cá Châu Đốc

Bún cá là món ăn khá nổi tiếng ở nhiều vùng như bún cá Cà Mau, bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang… Trong số đó bún cá Châu Đốc nổi tiếng hơn cả vì gần như giữ được trọn vẹn hương vị nguyên sơ của bún cá (vốn có nguồn gốc từ Campuchia).

3. Tung lò mò

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò, ăn ngon nhất khi phơi được 1 – 2 tháng hoặc cho đến khi thịt săn chắc lại. Món này có thể đem nướng hoặc chiên, chấm với muối tiêu chanh, ăn kèm với rau sống, chuối chát thì mới cảm nhận được hương vị độc đáo của thịt bò do người Chăm nơi đây nuôi dưỡng.

4. Bò cạp Bảy Núi

Món ăn đầy “thách thức” này có hương vị rất ngon, nhất là khi chiên giòn phần bụng béo ngậy đặc trưng của côn trùng cùng với vị cỏ thuốc đọng lại trong bao tử. Khi ăn bò cạp nên ăn cùng với dưa leo, cà chua, rau thơm và chấm với muối tiêu.

5. Mắm Châu Đốc

Món Mắm Châu Đốc là món ăn bình dân thường được tìm thấy trong bữa cơm thân mật đãi khách phương xa ghé thăm của người dân địa phương. Món mắm ruột Châu Đốc là nổi tiếng nhất, được làm từ thịt cá lóc thái nhỏ trộn cùng đu đủ bào sợi ứng hồng và các gia vị khác. Người thích vị đậm đà hơn sẽ trưng mắm cùng thịt ba rọi, hột vịt rồi rắc chút tiêu, ớt để món mắm thêm phần hấp dẫn.

6. Xôi chiên phồng

Được chế biến một cách khá công phu và khéo léo món xôi chiên phồng có hình dáng giống như quả cầu màu vàng nhỏ, được bán nhiều ở khu chợ Mới An Giang. Được chiên vàng đều nên miếng xôi ăn dẻo giòn lạ miệng, có thể chấm cùng với nước tương hay tương ớt đều ngon.

7. Gỏi sầu đâu

Cây sầu đâu hay còn gọi là cây xoan, là đặc sản của vùng Bảy Núi. Lần đầu ăn sẽ thấy vị đắng, nhưng nếu chịu khó nhai sẽ cảm nhận được dần vị ngọt chảy xuống cuống họng. Người ta thường chế biến lá sầu đâu bằng cách trộn với khô sặt rằn, xoài sống và dưa leo.

8. Khô rắn nướng An Phú

Vào mùa nước nổi, rắn ở đây nhiều vô số kể. Người ta làm sạch rắn rồi đem phơi khô để chế biến ra nhiều món ngon. Món ăn làm từ rắn món nào cũng đều ngon, ngon đến mức quên mất là nó làm từ thịt rắn. Khô rắn có thể đem nướng hay làm gỏi, nộm đều ngon không kém gì nhau.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN