Có bao giờ bạn gặp tình trạng buồn nôn hoặc ngứa ngáy sau khi ăn một món gì đó? Nó có thể là dấu hiệu của dị ứng, hoặc chứng không dung nạp một chất nào đó trong món ăn. Dưới đây là 7 thực phẩm dễ gây ra dị ứng nhất. Cần chú ý nhé!
1. Sữa
Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Vậy nên, tránh sữa, sữa chua, bơ, pho mát và kem nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose.
2. Lúa mì
Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một số người có phản ứng tiêu hóa với một chất dính gọi là gluten có trong protein lúa mì. Không phải tất cả mọi người không hấp thụ gluten là dị ứng với lúa mì. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn và ói mửa.
3. Hạt đậu tương
Biểu hiện dị ứng xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn người trưởng thành, nếu bị từ khi mới lọt lòng thì đến 3 tuổi bệnh thường tự khỏi mà không biện pháp can thiệp.
Các triệu chứng khi dị ứng với đậu tương là nổi sẩn màu đỏ, đường hô hấp bị sưng gây khó thở, ngứa sưng ngứa, dịch tiết ở mũi. Kèm theo đó có thể thêm trình trạng ỉa chảy, nôn ói và đau bụng quằn quại.
4. Tôm cua
Dị ứng với hải sản có vỏ cứng như tôm cua thường xuất hiện ở trẻ lớn và người lớn, nhất là ở những vùng người dân hay ăn tôm cua. Người dị ứng với tôm cua cũng thường dị ứng với các loài nhuyễn thể như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc…
Triệu chứng dị ứng bao gồm phản ứng cục bộ nhẹ ở miệng (ngứa miệng, họng) tới phản ứng toàn thân, đe dọa tính mạng. Đôi khi có thể có biểu hiện đường tiêu hóa và hô hấp.
Nhiệt độ cao không làm giảm tính dị ứng của nhóm thực phẩm này, vì vậy người dị ứng cần tránh tất cả các loại tôm cua.
5. Sô-cô-la
Làm sao mà lại có thể dị ứng với sô-cô-la được chứ nhỉ – chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ vậy. Thật không may, mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có xảy ra. Số-cô-la chứa bột ca cao mà một số người lại không hấp thụ được bột ca cao nên bị dị ứng. Những người bị dị ứng với sô-cô-la cũng nên tránh các sản phẩm khác có chứa ca cao.
6. Các loại sò
Chủng loại sò rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại khác nhau từ sò huyết, sò dương, sò lông, sò xanh hoặc sò chén,…Trong sò có rất nhiều đạm nên cực tốt cho sức khỏe, không chỉ vậy ăn sò còn giúp bổ máu và bổ sung thêm canxi. Một số loại sò còn rất giàu các loại vitamin như vitamin A, vitamin D và Omega-3 từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp phòng ngừa bệnh loãng xương khá hiệu quả. Tuy nhiên, sò là một trong những loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm các kim loại nặng. Nếu ăn sò chưa được chế biến kỹ có thể gây dị ứng hoặc bị ngộ độc cấp. Chính vì thế mọi người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn sò, đặc biệt là trẻ em.
7. Trứng
Các loại trứng gia cầm như trứng gà, trứng vịt là thức ăn rất quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt, chúng cung cấp rất nhiều chất đạm và vitamin thuộc nhóm B và các acid amin cần thiết cho cơ thể. Nhưng trong trứng lại có nồng độ cholesterol rất cao cùng các protein lạ, đặc biệt ở phần lòng trắng, có thể dẫn đến tình trạng dị ứng cho một số người có cơ địa nhạy cảm. Các triệu chứng điển hình khi bị dị ứng với trứng điển hình nhất là ngứa ngoài da, bị phát ban, bị nôn hoặc bị viêm mũi.