Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 7 bộ sách về triết học được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay
1 Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống
Cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dầy và ngôn ngữ khiêm nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho một xã hội như thế; và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức một xã hội như thế.
2 Tôi Là Ai – Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu?
Đọc rồi bạn sẽ hiểu vì sao có những cuốn sách, chỉ bạn đọc bạn thấy nó hay vô cùng, nhưng người khác không thấy được như bạn, tại sao lại có nhiều hướng nhận xét khác nhau trong trang này về cuốn sách như vậy. và Nếu như bạn chưa thể cảm nhận được nó, cũng đừng vội bỏ xó, hãy tiếp tục trải nghiệm rồi lật giở cuốn sách về những chính những gì bạn vừa trải qua, rồi đọc xem có thú vị hay không. Thực sự kinh ngạc và sung sướng vô cùng.
Con người đến lúc nào đó, cũng phải đặt lại một câu hỏi về bản thân mình. Đó là hành động khắc khoải, tìm lại chính mình, tìm lại được bản thân. Đó là hành động phản tỉnh của một loài động vật có ý thức, tự truy vấn lại gốc gác xa xưa, như một đứa con xa tìm về quê mẹ mà hành trang chẳng cần gì nhiều ngoài một cuốn sách như thế này.
3 Triết Học Nhân Sinh Của Tôi
Bởi ngôn ngữ là công cụ đắc lực, song cũng là cái bẫy. Một khi đã nói ra, viết ra, sẽ trở nên xơ cứng, thiếu sót, bị hiểu lệch lạc đi, bước vào quá trình “cứt chó hóa”.
Dám viết về triết học nhân sinh, triết học của đời người, thật dũng cảm thay! Cuốn sách trong tay bạn là tổng kết, đúc rút mấy chục năm trải nghiệm, cảm ngộ của một nhà văn lớn, cây đại thụ của văn đàn Trung Quốc – Vương Mông. Nội dung hàm súc triết lý cao song thể hiện dưới lối viết hóm hỉnh mà gần gũi, Triết học nhân sinh của Vương Mông đã trở thành một hiện tượng sách bán chạy trong năm đầu tiên xuất bản 2003, và đến nay vẫn được rất đông độc giả trẻ tuổi tìm đọc và tán thưởng.
4 Đại Cương Triết Học Trung Quốc – Liệt Tử Và Dương Tử
Ngay ở nước ta, cả trong giới tân học, tên Liệt tử cũng khá quen thuộc. Hầu hết chúng ta đều biết rằng tư tưởng của ông giống tư tưởng Lão, Trang và tuy chưa đọc cuốn Liệt tử vì chưa ai dịch nhưng ít nhất chúng ta cũng được biết dăm ba truyện rất lí thú trong cuốn đó thỉnh thoảng được trích dẫn trong các sách, báo, đặc biệt là trong bộ Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, như truyện Bệnh quên, Mất dê, Người kiếm củi được con hươu, Lo trời đổ, Ngu Công dọn núi…, những truyện ai cũng phải nhận là những ngụ ngôn quí nhất của nhân loại.
5 Trang Tử Nam Hoa Kinh
Chí khí của bậc hiền triết Trang Tử cũng giống như căn bản nền tảng tư tưởng Đạo gia: ẩn dật mà khoáng đạt, quay trở về cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dự vào tranh quyền đoạt lợi, xa lánh những hệ lụy cuộc đời. Gần như đối lập với đạo Khổng mang bản thể trần tục, ưa thực tế, trọng thực nghiệm và đặc biệt tôn trọng chủ nghĩa nhân văn, Trang Tử kế tiếp truyền thống tư tưởng của Lão Tử, phát triển thành một hệ phái mà sau này người ta thường gọi một cách vắn tắt là Lão-Trang.
Văn chương trong Nam Hoa kinh rất có tiết tấu, nhiều câu dùng phép biền ngẫu, lời văn luôn luôn bóng bẩy, trôi chảy, ảnh hưởng rất lớn đến các thi nhân đời sau như Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào,… và ngay cả đời nhà Đường như Lý Bạch, đời nhà Tống như Tô Đông Pha.
6 Cộng Hòa (The Republic)
Ralph Waldo Emerson đã viết về Plato như thế này: “Plato chính là triết học, triết học chính là Plato. Ông không vợ, không con nhưng tất cả các nhà tư tưởng của tất cả các dân tộc văn minh đều là hậu duệ của ông. Biết bao nhiêu con người vĩ đại Tự nhiên đang không ngừng sản sinh ra đều là môn đệ của ông – những người theo chủ nghĩa Plato.”
“Cộng Hòa” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato và là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất lên sự phát triển tư duy của triết học và học thuyết chính trị. Tác phẩm bàn về nhiều lĩnh vực: thần học, đạo đức học, siêu hình học, tâm lý học, giáo dục học, chính trị học, và lý thuyết về nghệ thuật. Những vấn đề của triết học hiện đại đều được đặt ra tại đây. Nhân vật chính trong tác phẩm là Socrates cùng với nhiều học giả Athen và các nơi thảo luận về ý nghĩa của công lý. Đây cũng là một tác phẩm mà Plato viết để tôn vinh người thầy đã quá cố của mình – Socrates.
7 Lịch Sử Triết Học – Từ Cổ Đại Đến Cận Hiện Đại
Cái thế giới siêu hình học này, nơi có một dân số quá phức tạp và bất đồng là gì?
Có vua, người ăn mày, tội nhân, đấng thánh, tu sĩ, giáo sư, thợ đóng giầy, nhà duy mỹ, nhà vật lý học và kẻ lang thang, tất cả đều khao khát cái không thể biết được. Dĩ nhiên là ta chỉ có thể phán đoán triết học qua những người nói về hay viết về triết học. Có thể rằng những triết gia uyên thâm nhất trong tất cả các triết gia chưa bao giờ thốt ra một lời giáng phúc về những gì đã làm cho họ xúc động sâu xa nhất.
Đối với những người muốn tìm trong triết học một giải pháp cho các vấn đề theo phương pháp luận khoa học, tôi có thể thấy chưa có một khoa học gia thành danh nào áp dụng một giải pháp như thế bao giờ. Các khoa học gia có vẻ đi theo đường lối của chính họ, mỗi khi chính trị gia và giáo sĩ cho pháp họ làm như vậy.