Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách 6 quyển sách du lịch của tác giả Dương Thụy được mua nhiều nhất hiện nay
1 Tôi Nghĩ Tôi Thích Nước Mỹ
Tôi vẫn thường nghe người châu Âu chê nước Mỹ là một hợp chủng quốc của những người di dân. Họ nói với giọng miệt thị và thẳng thừng cho tổ tiên của người Mỹ là những người không còn cơ hội nào ở quê nhà bên châu Âu, phải xuống tàu ra khơi đến vùng đất mới. Đó là những người dữ dằn, ít học, không có nền tảng văn hóa và dám làm những chuyện tày trời.
Tuy nhiên, giới trẻ châu Âu lại nói về nước Mỹ với một giọng điệu trái ngược. Khi tôi hỏi các em học sinh vùng Gironde của Pháp có thấy may mắn là công dân Pháp nói riêng và công dân châu Âu nói chung không. Các em e dè nói không. Tôi hỏi tiếp vậy nếu được chọn lựa các em muốn sẽ đi đâu định cư, các em trả lời không suy nghĩ: đi Mỹ. Tôi lại hỏi vì sao chọn Mỹ. Các em lúng túng nói không biết còn thầy cô các em thì đỏ mặt xấu hổ lý giải chắc các em coi phim ảnh Hollywood nhiều quá, bị nước Mỹ hào nhoáng bỏ bùa rồi.
Một số người châu Âu lớn tuổi cố gắng công bằng hơn khi nói về nước Mỹ, nơi có những vườn quốc gia rộng lớn và những kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ. Tôi thì thấy nước Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới, về kinh tế, chính trị và cả văn hóa. Đồng đô la Mỹ luôn là đồng tiền làm chuẩn để những đồng tiền nước khác so sánh giá trị thực. Mỗi khi nước Mỹ vào đợt bầu Tổng thống, cả thể giới đều theo dõi trên truyền hình để được cập nhật thông tin nhanh nhất. Còn phim ảnh, âm nhạc, các trào lưu sống theo kiểu Mỹ đều được giới trẻ năm châu bắt chước nhanh chóng. Vì thế, tôi mong được đi Mỹ từ khá lâu nhưng do chưa tìm được dịp nào phù hợp, lại chứng kiến hàng ngày cảnh người ta xếp hàng dưới trời nắng Sài Gòn xin visa trước Sứ Quán Mỹ thì mất hết can đảm.
Rồi một ngày kia tôi đến Mỹ, chuyến đi đó tôi thăm thú vài thành phố phía bờ Đông, về định bụng viết về những điều mắt thấy tai nghe rất ấn tượng ở New York năng động, Boston trí tuệ, Washington D.C lịch sử… Nhưng thời gian trôi qua, chưa kịp viết gì tôi lại… đi Mỹ tiếp. Lần này sau khi ở bờ Đông vài ngày, tôi bay ngang nước Mỹ bằng một chuyến bay dài sáu tiếng. Bờ Tây rực nắng thật khác so với trí tưởng tượng của tôi. Los Angeles, San Francisco, Las Vegas… là những thành phố độc đáo. Còn Grand Canyon và Yosemite là những kỳ quan thiên nhiên thật sự hùng vĩ.
Trong sách có những thông tin không có nguồn cụ thể mà do tôi ghi chép lại từ lời thuyết minh của những hướng dẫn viên du lịch trong các tour tôi tham gia. Ngoài ra tôi còn tìm sự giúp đỡ từ các nguồn phong phú trên Internet. Tôi cũng đọc hai cuốn sách “The USA” (của Alison Baxter) và “The Revolution” (của Jann và Linda Huizenga) để có thêm tư liệu về lịch sử hình thành nước Mỹ. Đây không phải là sách nghiên cứu mà chỉ là những cảm nhận của cá nhân tôi về nước Mỹ. So với châu Âu mà tôi có dịp “đáo đi đáo lại” nhiều lần, nước Mỹ trong tôi chỉ là một “cú” bay ngang. Tuy vậy, tôi nghĩ mình đã thích nước Mỹ và muốn chia sẻ nhiều điều thú vị với bạn.
2 Bồ Câu Chung Mái Vòm
“Những truyện ngắn trong tập sách này được tôi viết sau khi đi du học về với nhiều kỷ niệm thân thương.
Tôi vẫn thường mơ thấy lại những chú bồ câu đáng yêu dưới mái vòm nhà thờ yên ả. Tôi nhớ hoài những buổi chiều lang thang ở Rennes trong làn gió thu lãng mạn, nơi tôi đã viết truyện ngắn “Một mùa thu ở Rennes”. Và bạn cũng sẽ bắt gặp những chuyến chu du của tôi đến những miền đất lạ trong “Con gà nói tiếng Đức”, “Bất chợt ở La Mã”, “Tú cầu vùng Bretagne”…
Mời bạn hãy lại cùng tôi, mơ về những tháng ngày tươi đẹp của một Châu Âu cổ kính nhưng hiện đại, nơi những người trẻ chúng ta luôn mong có một hành trình hướng đến tương lai.”
3 Chờ Em Đến San Francisco
Truyện viết về Sài Gòn những năm 1980, qua suy nghĩ, qua hồi ức của một nhân vật nay đã là một phụ nữ trưởng thành. Truyện cũng xen vào những bối cảnh rất hiện đại ở các quốc gia châu Âu và Mỹ. Các địa danh như Chicago và San Francisco cũng được nhắc đến nhiều trong truyện.
“Một cô gái nuôi dưỡng tình cảm si mê của mình suốt hai mươi năm trời, tưởng không thể gặp lại người trong mộng. Nhưng một ngày, người tình thời thơ ấu đột ngột trở lại. Cô sẽ làm gì để giữ được tình yêu cũ trong khi tim cô cũng đang rối bời vì một người đàn ông khác vừa xuất hiện.
Những chuyến bay, những khung cảnh lãng mạn của Paris, Chicago… và đặc biệt là khung cảnh Sài Gòn của hai mươi năm trước bồng bềnh hiện ra, xen giữa câu chuyện tình nóng bỏng.”
4 Venise Và Những Cuộc Tình Gondola
Truyện và ký của Dương Thụy thường dí dỏm như con người tác giả. Dù văn phong giản dị, không trao chuốt cầu kỳ, rất “bình dân’ nhưng ánh lên những điều đẹp đẽ thật đáng yêu. Tôi thường cười tủm tỉm khi đọc sách của cô. Sự nghịch ngợm và cái tài quan sát những điều “bất thường” giữa các nền văn hóa đã tạo một nét duyên trong phong cách viết đặc trưng Dương Thụy. Là một người sống và làm việc ở Châu Âu, từng đi qua những nơi tác giả cũng rong ruỗi đến, tôi thấy ký sự của Dương Thụy đầy lý thú và tràn đầy nhiệt huyết. Tất cả những gì tác giả viết là những gì chúng ta có thể bắt gặp nếu có cơ hội du học hoặc làm việc ở phương Tây. Hãy đọc bài “Thành phố nhẹ nhất thế giới” để cùng tác giả cảm nhận về Liege của chúng tôi. (Lý Đông Phương Lâm – Tiến sĩ – Giảng viên Đại học Liege, Vương Quốc Bỉ).
5 Paris Through Closed Eyes
“Nhắm mắt thấy Paris” – cuốn tiểu thuyết được giới trẻ yêu thích của nữ nhà văn Dương Thụy vừa ra mắt bản dịch tiếng Anh, với tên gọi lãng mạn không kém “Paris Through Closed Eyes”.
Bản tiếng Anh do dịch giả người Mỹ Elbert Bloom chuyển ngữ. Tác phẩm kể về Quỳnh Mai, một cô gái người Việt làm việc cho một công ty mỹ phẩm của Pháp. Sách khai thác tâm lý của con người trong các mối quan hệ công việc và tình yêu.
5 Nhắm Mắt Thấy Paris
Tiểu thuyết “Nhắm mắt thấy Paris” của nhà văn Dương Thụy là “một thiên tình ái” vừa lãng đãng mơ màng với những nhân vật đẹp như trong mộng, vừa mang hơi thở rạo rực của cuộc sống đô thị hiện đại. Độc giả sẽ được du ngoạn qua nhiều thành phố châu Á và châu Âu, mà tâm điểm sẽ là một ” Paris của rạng đông” đầy đủ các cung bậc cảm xúc.
Paris của quá khứ đã qua hay Paris của tương lai đầy hứa hẹn. Tất cả những nhân vật trong tiểu thuyết này đều có một lý do riêng để nhớ về Paris và hẹn gặp lại tại đây. Bản thân tôi cũng thường nhắm mắt thấy Paris và Paris từ lâu với tôi đã là một chốn đi về đầy yêu thương. Riêng đối với độc giả, tôi tự thuyết phục mình rằng sau khi đọc xong cuốn sách này, mọi người cũng tìm được cho mình một lý do để “thấy Paris”. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào điều đó!