Top 6 bộ phim về bóng đá hay nhất mà bạn nên xem

0
1254
Vật Phẩm Phong Thủy

Một bộ phim hay đôi khi cũng giống như một viên ngọc ẩn, có thể rạp phim gần bạn không chiếu hoặc tấm poster đã không làm bạn phải hút mắt. Nhưng cũng vì thế nên một khi đã khám phá được thì trải nghiệm thưởng thức phim sẽ thú vị hơn nhiều. Để bắt đầu, bạn có thể tham khảo 6 bộ phim về bóng đá hay nhất mà bạn nên xem

1 Đội bóng Thiếu Lâm (2001)

Đã từ lâu Thiếu Lâm không chỉ là một môn võ thuật mà trở thành triết lý sống rất ý nghĩa. Đặc biệt với nhóm 6 người trẻ tuổi thì Thiếu Lâm là lẽ sống đời họ. Nhưng khi thế giới quanh họ đổi thay, những giá trị của danh dự và quy tắc ứng xử bị lãng quên thì tất cả bọn họ dường như lạc lối, trừ một người là Sing. Nhờ sự trợ giúp của một cựu ngôi sao bóng đá, anh ta kêu gọi bạn bè có kỹ thuật Kung Fu tuyệt đỉnh thành lập nên một đội bóng đặc biệt. Họ đã kết hợp những tuyệt kỹ công phu của môn phái Thiếu Lâm với bóng đá – môn thể thao của thời hiện đại.

Đối với khán giả châu Á, hình ảnh các võ sư Thiếu Lâm bay nhảy như chim, ra đòn như rồng bay phượng múa đã quá quen thuộc. Nhưng với người Mỹ, cái tên Châu Tinh Trì còn quá xa lạ dù anh đã được tạp chí Time chọn là “Người hùng châu Á”. Vì vậy chuyện hãng Miramax bạo tay mua bản quyền Shaolin Soccer đem về trình chiếu tại đây đã gây nhiều xôn xao. Bởi rất ít tác phẩm điện ảnh của châu Á được chính thức công chiếu tại thị trường khó tính này. Tuy nhiên Miramax đã “ngâm” bộ phim này gần 2 năm để chỉnh sửa lại cho phù hợp với thị hiếu khán giả Mỹ. Đến phút chót Shaolin Soccer vẫn giữ tiêu đề cũ thay vì đổi thành Kung Fu Soccer và dùng phụ đề chứ không lồng tiếng lại. Do bị cấm trình chiếu tại Trung Quốc và chiến dịch tiếp thị yếu kém của Miramax, bộ phim đã không đạt doanh thu cao lắm tại Mỹ (gần 500.000 USD) nhưng lại khá thành công tại Hong Kong (7,7 triệu USD). Ở Italy, tất cả các nhân vật chính đều được các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp lồng tiếng.

Triệu Vy vốn rất được các khán giả châu Á yêu mến qua vai cô cách cách nhí nhảnh Hoàn Châu. Nhưng nhiều người tỏ ra không thích vai diễn trong Shaolin Soccer do vẻ ngoài quá xấu xí của nhân vật. Triệu Vy đã phải ngồi 8 đến 10 tiếng đồng hồ cho chuyên viên hóa trang làm việc để có được quả đầu trọc lóc như phần cuối phim.

Shaolin Soccer chắc chắn không sánh kịp các bộ phim của Hollywood về mặt kỹ xảo, đạo diên-biên kịch-diễn viên Châu Tinh Trì đã phải dùng đến thủ pháp treo dây truyền thống của phim Trung Quốc để giúp diễn viên bay nhảy trong không trung. Nhưng cách anh mang đến tiếng cười cho khán giả lại tự nhiên vô tư hơn bất kỳ phim hài nào của Mỹ. Người ta hy vọng với bộ phim này, Châu Tinh Trì sẽ được thừa nhận như một diễn viên thực thụ chứ không phải nổi tiếng nhờ so sánh với Thành Long.

2 Bend It Like Beckham (2002)

Bend It Like Beckham là một bộ phim thể thao vui nhộn đem lại những phút giây thư giãn cho mọi người. Trong phim, cánh mày râu còn được xem cảnh những cô gái đá bóng như những cầu thủ thực thụ, bởi các diễn viên đã được Simon Clifford – quản lý trường dạy đá bóng Futbol De Salao ở Braxin – trực tiếp huấn luyện. Có thể cái tên Hounslow Harriers không tồn tại trong giới thế thao nhưng tất cả diễn viên trong đội lại đều là cầu thủ chuyên nghiệp nên chuyện họ chơi bóng điệu nghệ chẳng có gì là đáng ngạc nhiên.Bên cạnh đó, bộ phim cũng gửi gắm một thông điệp sâu sắc đến khán giả. Rõ ràng với thế hệ của Jessminder, chơi bóng không còn là chuyện mặc đồ ngắn chạy loăng quăng khoe chân trên sân mà bóng đá còn mang theo niềm hy vọng và tham vọng của tuổi trẻ lẫn gia đình họ. Không đào sâu về chuyện khác biệt văn hóa, Bend It Like Beckham muốn đề cập đến khoảng cách giữa hai thế hệ là chủ yếu theo cách nhẹ nhàng nhất. Thật dễ hiểu khi bộ phim hài có ý nghĩa này được coi là Bộ phim hài hay nhất ở Anh năm 2002.

3 The Football Factory (2004)

Tác phẩm điện ảnh The Football Factory – Đằng Sau Trận Đấu được quay dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Nick Love. Bộ phim này được công chiếu ra mắt khán giả vào năm 2004. Nội dung của The Football Factory xoay quanh một phần không thể thiếu của bóng đá đó là khán giả. Phim tập trung miêu tả khoảng tối của bộ phận này là các hooligan. Được làm dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn John King, bộ phim phản ánh trung thực bộ mặt thật của những hooligan điên cuồng của nước Anh. Họ là những kẻ bạo lực, trộm cắp, ma túy và thậm chí họ còn chống lại xã hội. The Football Factory là một bộ phim khá ám ảnh người xem về những điều diễn ra bên ngoài sân cỏ mà không phải ai cũng có cơ hội được chứng kiến.

4 Goal! (2005), Goal II: Living the Dream (2007) và Goal III!: Taking on the World (2009)

Ngôi sao bóng đá Mexico Santiago Munez là đọ sức với Real Madrid đồng đội và cầu thủ Anh Charlie Braithwaite và Liam Adams trong một nhiệm vụ lẫn nhau để nâng cuối cùng môn thể thao của giải FIFA World Cup. Santi là động lực để cố gắng và giành chiến thắng danh hiệu cho người cha quá cố của mình và trở lại gia đình ở Los Angeles và Madrid. Charlie và Liam chỉ muốn cố gắng và kết thúc của Tam Sư “bốn mươi năm đau đớn.” Đối với tất cả các cầu thủ bóng đá lôi cuốn, con đường dẫn đến thành công tiềm năng là một trong những đầy cám dỗ và đau khổ – và cả ba phải đối phó với các vấn đề cá nhân ngoài sân cỏ ảnh hưởng đến vai trò của họ trên đó.

5 Offside (2006)

Ngày 8/6/2005, đội tuyển Iran tiếp Bahrain trên sân nhà trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2006 và họ chỉ cần không thua là có thể giành vé tới nước Đức. Cả đất nước Iran trở nên sục sôi và ai cũng muốn đến sân vận động Azadi ở Tehran để cổ vũ đội nhà.

Theo luật pháp Hồi giáo của Iran, phái nữ không được phép vào sân theo dõi trực tiếp trận đấu. Nhưng vẫn có rất nhiều cô gái tìm đủ mọi cách để có thể vào trong sân vận động. Dẫu vậy, Offside lại xoay quanh một nhóm 6 cô gái trẻ bị an ninh bắt lại và không thể vào bên trong khán đài.

Mang phong cách giả tài liệu, bộ phim được đạo diễn Jafar Panahi thực hiện ngay khi trận đấu kể trên đang diễn ra và ông đã chuẩn bị sẵn hai kịch bản, phòng khi đội nhà thua trận.

Dù có nhiều chi tiết hài hước, Offside lại lột tả sự bất công cay đắng mà nữ giới phải chịu dưới chế độ nhà nước Hồi giáo một cách hết sức tinh tế. Phim sử dụng toàn các diễn viên nghiệp dư và bị cấm chiếu tại Iran.

Sau bộ phim này, đạo diễn Jafar Panahi tiếp tục có nhiều vướng mắc với nhà cầm quyền và bị phán quyết 6 năm tù giam và chịu lệnh cấm 20 năm không được làm phim hồi năm 2010.

6 Zidane: A 21st Century Portrait (2006)

Bộ phim tài liệu không chỉ đơn giản ca ngợi kỹ thuật chơi bóng của cựu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới một thời Zinedine Zidane mà còn khai thác những khoảng tối trên sân đấu của anh.

Phần lớn thời lượng của tác phẩm được lấy từ trận đấu giữa Real Madrid và Villarreal CF vào ngày 23/4/2005 tại sân vận động Santiago Bernabéu và được quay đồng thời bởi 17 chiếc camera trong thời gian thực.

Trong những phút cuối của trận đấu, Zidane bị trọng tài đuổi ra ngoài sau một cuộc ẩu đả. Bản nhạc post-rock nổi tiếng Mogwai đến từ Scotland đóng góp một phần nhạc phim vô cùng đáng nhớ dành cho Zidane: A 21st Century Portrait.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN