Top 6 bộ phim hay nhất do diễn viên Helena Bonham Carter đóng

0
1930
Vật Phẩm Phong Thủy

Helena Bonham Carter đã trở thành minh tinh màn bạc lớn nhất Bắc Mỹ với nhiều vai diễn trong các bộ phim đình đám. Sau đây là 6 bộ phim hay nhất do diễn viên Helena Bonham Carter đóng đã khẳng định tài năng diễn suất của Helena Bonham Carter

1 The King’s Speech – 2010

Từ câu chuyện có thật là chứng nói lắp của vua George VI khiến ông bị tước đi nhiều quyền lợi, luôn bị vua cha chế nhạo và không tự tin khi xuất hiện trước đám đông… người xem đã được thấy chân dung cuộc sống khó khăn, nhiều áp lực của chính ông được đạo diễn cởi mở khi đưa lên phim. Không bó hẹp trong suy nghĩ phải sáng tạo thế nào, Tom Hooper “cởi trói hiện thực” bằng những góc chuyện, vùng chi tiết đầy tính tưởng tượng pha trộn một cách rất khéo léo. Người xem khó có thể nhận ra hay nắm bắt được đâu là sự kiện thật, đâu là những gia công, thêm thắt gia vị của nhà làm phim. Chúng được nắn nót dàn xếp quá điệu nghệ, rất gọn gàng. Nhà làm phim hoàn toàn làm chủ cánh cửa sáng tạo, phiêu linh trong những ý niệm về sự thật của cuộc đời vua Goerge VI. Cảm hứng huyền thoại – vốn thường là con đường dễ dàng nhất, thường xuyên đổ bóng xuống hào quang quá khứ đã bị làm mờ hoàn toàn trong tác phẩm chân dung độc đáo này. Hình tượng một nhà cầm quân, người lãnh đạo cả dân tộc được miêu tả sống động: một người đàn ông vừa mạnh mẽ, kiên cường nhưng lại vừa yếu đuối, bất lực trước cố tật từ thuở nhỏ của mình. Vị vua ấy không chỉ kiên cường lèo lái đất nước trước những sóng gió, những thời khắc vô cùng nguy hiểm của cả vương quốc trước thềm thế chiến II mà còn biết khóc, có những phút yếu đuối nhất trước người vợ – người phụ nữ vua yêu, bác sĩ Lionel – người khơi dậy nghị lực sống, truyền cho ông sức mạnh vươn lên sau cú ngã tinh thần.

2 Sweeney Todd: The Dem on Barber of Fleet Street – 2007

Điên cuồng vì mất vợ và con gái, Sweeney Todd quay sang trả thù đời bằng cách cắt cổ các khách hàng bằng một con dao sắc bén rồi biến xác của họ thành bánh thịt.

Nguyên nhân đẩy Todd đến với con đường tội phạm ma quỷ này khá sâu xa và đầy đau đớn.

Benjamin Barker là một thợ cạo có tay nghề, nhưng tù oan và bị thẩm phán Turpin – người say mê cô vợ của anh – kết án chung thân ở nhà tù Úc. 15 năm sau, Benjamin được thả tự do, anh dùng tên giả là Sweeney Todd trở về London. Về lại căn nhà trọ cũ, Todd mới biết được sự thật kinh hoàng. Vợ anh bị Turpin hãm hiếp đã uống thuốc độc tự tử, con gái anh, Johanna, đang sống trong sự bảo trợ của Turpin và trở thành nô lệ tình dục cho hắn. Uất hận và đau đớn, Todd thề sẽ trả thù.

Kẻ đầu tiên chết dưới lưỡi dao của Todd là Pirelli – một gã bán thuốc mọc tóc giả ở chợ, đồng thời cũng là giúp việc cũ khi Todd còn là Barker – bởi hắn biết bí mật của Todd và tống tiền gã.

Todd lẽ ra đã có cơ hội giết Turpin nhưng lại bị bạn trai của con gái phá đám, vừa để thoát kẻ thù vừa đẩy con gái vào trại tâm thần vì kế hoạch chạy trốn bị đổ bẻ, Todd tức tối đến điên cuồng và đòi giết tất cả những ai có mặt trong tiệm cắt tóc của gã.

3 Les Misérables

Lấy bối cảnh nước Pháp vào thế kỷ 19, Những người khốn khổ kể về nhiều nhân vật với những mảnh đời khác nhau, được kết nối bởi nhân vật trung tâm – Jean Valjean. Sau 19 năm ngồi tù vì ăn cắp thức ăn cho gia đình đang lâm vào cảnh chết đói, Jean được thả. Tuy nhiên, mang giấy thông hành vàng (loại giấy dành cho những người phạm tội trong quá khứ) nên anh bị xua đuổi ở khắp mọi nơi. Những người khốn khổ dẫn người xem đi theo cuộc đời thăng trầm của Jean Valjean từ khi rời ngục cho tới cuối đời, gặp gỡ với các nhân vật như Javert, Fantine, Marius, Cosette, vợ chồng Thénardier hay Éponine.
Với những ai chưa từng biết tới thể loại nhạc kịch và kỳ vọng khi ra rạp xem Những người khốn khổ sẽ bị xúc động bởi sự “khốn khổ” của các nhân vật theo cách kể như một bộ phim thông thường thì khi phim chiếu tầm 15 đến 30 phút, sẽ rất nhiều người đứng dậy bỏ về. Khác với những bộ phim ca nhạc như Mamma Mia!, High School Musical hay Glee – thể loại phổ biến và dễ xem hơn với đại đa số khán giả, Những người khốn khổ hoàn toàn là nhạc kịch. Từ đầu đến cuối phim, các nhân vật thể hiện cảm xúc, trò chuyện, bộc lộ nỗi niềm đều bằng âm nhạc và thi thoảng mới có một, hai câu thoại.

Câu chuyện phim được dựng từ tiểu thuyết nhưng hình hài không khác gì một vở nhạc kịch đồ sộ được chiếu trên màn ảnh rộng. Khác với nhạc kịch thông thường là khán giả chỉ có thể ngồi một chỗ thưởng thức tác phẩm từ một góc nhìn với bối cảnh là những mô hình dựng trên sân khấu, phiên bản điện ảnh đem tới khung cảnh đồ sộ, hoành tráng với những góc máy, cú lia đáng kinh ngạc. Một điểm đáng khâm phục là đạo diễn Tom Hooper quyết định thu tiếng trực tiếp ngay tại trường quay, đồng nghĩa với việc các diễn viên vừa phải diễn xuất, vừa phải hát thật. Dù ở nội cảnh hay ngoại cảnh trời mưa tầm tã thì vẫn có một dàn nhạc chơi bên cạnh trong từng cảnh quay. Ở những bộ phim ca nhạc hay nhạc kịch khác, diễn viên thường hát trước trong phòng thu, rồi ra hiện trường nhép theo bản ghi âm mở sẵn.

4 Great Expectations – 2012

Phim của đạo diễn David Lean từng giành giải Quay phim xuất sắc tại Oscar lần thứ 19. Hình ảnh về chiếc đầm lầy đầu phim được đánh giá là đoạn mở màn hay nhất trong lịch sử điện ảnh. Phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Charles Dickens mà Lean từng tuyên bố rằng ông chưa bao giờ đọc tác phẩm này. Với sự tham gia của tài tử Alec Guiness trong vai Herbert Pocket, Great Expectations được coi là đã nắm bắt được đúng tinh thần và ý tưởng của Lean.

5 The Young and Prodigious T.S. Spivet – 2013

Nội dung phim xoay quanh cậu nhóc TS Spivet (Kyle Catlett thủ diễn) rời bỏ quê nhà Montana của mình để đến Smithsonian với mong muốn trở thành một nhà phiêu lưu dũng cảm. Đây có thể được xem là một bộ phim lý tưởng dành cho mùa hè với dàn diễn viên Helena Bonham Carter, Kathy Bates, và Callum Keith Rennie. Cậu bé TS Spivet hồi nhỏ sống trong một trang trại với mẹ (người bị ám ảnh con bọ cánh cứng) và bố (một người với mong ước được trở thành cao bồi) và người chị gái 14 tuổi lúc nào cũng thích tiệc tùng. Một người anh trai của cậu tên là Layton đã ra đi mãi mãi khi chơi đùa cùng cậu trong nhà kho của gia đình, điều kỳ lạ là cậu chẳng nhớ gì về vụ ấy cả. Với bộ óc của một thiên tài, Spivet có niềm đam mê mãnh liệt với bản đồ và các phát minh khoa học, một ngày nọ, cậu nhận được một cuộc gọi từ Bảo tàng Smithsonian nói rằng cậu đã giành được giải thưởng uy tín Baird cho việc khám phá ra máy chuyển động vĩnh cửu. Mà không nói cho bất cứ ai, cậu lẻn vào trong thùng xe chứa hàng hoá của một container, rồi kể từ đấy bắt đầu hành trình phiêu lưu trên khắp nước Mỹ.

6 Suffragette – 2015

Nữ Quyền – Suffragette 2015 kể về nhà hoạt động vì nữ quyền Emmeline Pankhurst, người tổ chức các cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử cho phái đẹp vào những năm 1900s. Khi các nhà vận động vì quyền phụ nữ nhận thấy rằng cuộc tranh luận của quốc hội là vô ích trong thời kỳ đầu thế kỷ 20, cách duy nhất để tạo áp lực dẫn đến sự thay đổi chính là tìm đến những hành động ngày càng… bạo lực tại các khu nghỉ dưỡng của những người làm việc chính phủ và chống lại họ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN