Top 5 lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Thái Lan

0
1914
Vật Phẩm Phong Thủy

Là một trong những quốc gia thu hút khách du lịch nhất trong Đông Nam Á , ngoài những địa điểm nghỉ dưỡng , vui chơi và ăn uống , Thái Lan còn nổi tiếng với những lể hội vô cùng náo nhiệt và đầy màu sắc . Dưới đây là 5 lễ hội truyền thống vô cùng thú vị tại Thái lan.

1.Songkran
Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran. Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới.

Sáng sớm buổi lễ, theo truyền thống người Thái mang hoa tươi và đồ lễ thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người. Sau đó họ sẽ đắp nhiều bảo tháp bằng cát trong chùa, cắm cờ lễ và hoa tươi lên đó chào mừng sự kiện này. Thế rồi tất cả đổ ra đường phố chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào nhau.

Theo người Thái quan niệm thì ai được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức với màn té vui nhộn. Cho dù có khác màu da, không hiểu giọng nói nhưng qua đây mọi người dường như gắn kết với nhau hơn, thể hiện tình bằng hữu, thân ái nồng nhiệt. Truyền thuyết kể lại, Lễ hội té nước là mối nhân duyên tốt lành nhất của khá nhiều người nên cho dù ở xa đến mấy thì những người con xa xứ đều tìm về dự hội.

Ngoài việc té nước, trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Lễ hội Songkran là điển hình cho mô hình lễ hội truyền thống Thái Lan, giúp đất nước này trở thành thánh địa nghỉ dưỡng và du lịch.

2.Monkey Buffet Festival
Lễ hội buffet dành cho khỉ được tổ chức thường niên tại tỉnh Lopburi, cách Bangkok 150km về phía bắc. Theo tờ Guardian của London, đây là một trong những lễ hội lạ lùng nhất thế giới cùng với festival nhảy qua đầu trẻ em ở Tây Ban Nha. Các chú khỉ rất thích thú với lễ hội này bởi chúng được thưởng thức rất nhiều trái cây trong suốt những ngày diễn ra festival. Lễ hội tổ chức vào ngày 26.11 hàng năm.

3.Lễ hội ăn chay
Đây là một lễ hội độc nhất của người Thái được bắt đầu vào ngày mồng 1 tháng 9 âm lịch hằng năm. Trong 10 ngày diễn ra lễ hội, việc ăn thịt, trứng hay các thứ hành hẹ đều bị cấm.
Ở Bangkok, Lễ hội Ăn Chay được nhìn thấy rõ nhất là ở Yaowarat hay Chinatown – khu phố đặc trưng của người Hoa. Các biểu ngữ lớn và vô số cờ trang trí màu vàng rực có chữ 齋màu đỏ (mang ý nghĩa là chay tịnh) thật lớn ở giữa dễ gây sự chú ý được treo dọc đường nơi có các hàng quán bán thức ăn hay ngay trước các nhà hàng. Những người bán thức ăn dọc những con đường có treo cờ đều chỉ bán thức ăn chay và các nhà hàng cũng phải điều chỉnh cách thức để chế biến các món ăn không có thịt.


4.Loy Krathong
Loy Krathong (lễ hội hoa đăng) được coi là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới với ánh sáng lung linh, huyền ảo của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời.

Nếu tới Thái Lan đúng dịp lễ hội Songkran tháng Tư hàng năm, du khách có thể thấy người Thái đổ ra đường té nước lấy may thì vào tháng 11, dễ dàng bắt gặp hình ảnh lãng mạn của các cặp tình nhân trong lễ hội hoa đăng Loy Krathong. Lễ hội hoa đăng là ngày lễ có nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái, được tổ chức vào đêm 15 tháng 12 theo lịch Thái.

Từ Loy trong tiếng Thái của nghĩa là thả nổi, Krathong là có nghĩa là cây nến nhỏ hoặc cây đèn nhỏ được gắn trên những chiếc bè làm bằng lá. Loy Krathong là lễ hội truyền thống đã có lịch sử hơn 700 năm với ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính với thần Nước và cầu xin thần tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước của người.


Khi màn đêm vừa buông xuống cũng là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong bắt đầu. Những đôi nam thanh nữ tú và các cặp vợ chồng dắt tay con cái tay cầm những chiếc Krathong đi chơi hội.
Ở giữa mỗi chiếc Krathong là một cây nến thơm, hoa tươi và vải đủ màu sắc. Sau khi thắp đèn xong, ai nấy đều nhắm mắt lại, miệng cầu khấn cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc. Ngoài ra, cũng có nhiều đôi nam nữ rủ nhau đi thả đèn để cầu cho tình yêu bền chặt, sớm nên duyên vợ chồng.
Một số nơi như ở Chiang Mai, ngày lễ này còn có cả màn thả những chiếc đèn trời khổng lồ.

5.Lễ hội Hoàng Gia
Lễ hội Hoàng Gia có nhiều ngày lễ quan trọng, điển hình trong năm có 2 ngày lễ lớn: đó là ngày sinh nhật Hoàng hậu và ngày sinh nhật Nhà Vua. Vào những ngày này, các trường học và các cơ quan nhà nước được trang hoàng cẩn thận, các khu vực xung quanh Hoàng cung ở Bangkok được thắp đèn rực rỡ, kèm theo là bắn pháo bông. Người Thái cũng tôn Những công lao của vua Chulalongkorn được tri ân vào ngày hôm sau, khi ngày Chakri, tức là ngày thành lập của triều đại hiện nay, và ngày Đăng quang, tức là ngày vua Bhumibol Adulyadej lên ngai vàng. Người dân đến đặt vòng hoa trước tượng của ngài. Hai hôm trước ngày sinh nhật của nhà vua, đội cận vệ hoàng gia mặc trang phục rực rỡ diễu binh bên cạnh cung điện hoàng gia để tuyên lại lời thề trung thành của họ.

Trước đây, đích thân nhà vua sẽ cử hành nghi lễ thượng điền, một nghi lễ được cử hành vào tháng 4 hàng năm để bắt đầu cho mùa gieo cấy. Những từ triều đại của vua Mongkut, nhà vua chỉ có mặt tại buổi lễ, còn người đại diện của ngài, thường là ông bộ trưởng Nông nghiệp, sẽ cày ba đường cày tượng trưng. Sau đó người ta đọc vài lời tiên đoán và giải đoán theo nhiều cách khác nhau cho nhà vua nghe.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN