Top 5 điểm du lịch ở Nam Định nên đến một lần trong đời

0
1805
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu đã thỏa mãn ngắm nhìn những phong cảnh non nước hữu tình, hay những công trình kiến trúc đồ sộ ở những thành phố lớn nhộn nhịp người. Vậy nếu có thể bạn hãy làm một chuyến chạy trốn đến một nơi khác cổ kính và thú vị hơn chẳng hạn. Chẳng xa xôi đâu cho can, Nam Định chắc chắn mang đến cho bạn những điều khám phá có ý nghĩa nhất. Được biết đến như kinh đô thứ hai của nhà Trần, thành phố Nam Định thu hút du khách với hàng loạt cung điện, đền, chùa, thành quách in dấu một thời vàng son, nổi bật nhất là thành cổ Nam Định. Cùng các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm. Nét đặc trưng của Nam Định còn được bổ sung bởi những làng nghề truyền thống rải rác khắp các huyện, xã trên địa bàn tỉnh

1 Cồn Lu
Nếu muốn thực hiện một tour du lịch sinh thái ngập mặn? Đến với khu sinh thái Cồn Lu thuộc huyện Giao Thuỷ – Nam Định, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khám phá những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với những loài động thực vật quý hiếm. Cồn Lu – Cồn Ngạn là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định 60 km về phía Đông Nam, thuộc vườn Quốc gia Xuân Thủy. Đây là nơi cuối cùng của sông Hồng, sản phẩm của quá trình bồi tạo phù sa hàng nghìn năm để thiết lập nên một hệ sinh thái bền vững.

Bãi bồi ngập mặn Cồn Lu nằm bên ngoài Cồn Ngạn, có hình dạng một bàn tay người ẩn chứa nhiều vẻ đẹp có thể sẽ khiến bạn chẳng thể rời đi khi đã một lần đặt chân đến. Là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia của Việt Nam với diện tích 10.000 hecta vùng đệm và 7.000 ha vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

Đặc biệt, Cồn Lu còn là nơi hội tụ của hàng chục ngàn con chim quý từ Phương Bắc bay về. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, nơi đây tụ hội đến hơn 220 loài chim quý, trong đó có rất nhiều loài được đưa vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Vào những ngày chim về cư trú, bạn có thể ngắm nhìn rất nhiều loài chim lạ vô tư đi lại, kiếm ăn.

2 Di tích Phủ Giầy
Cách thành phố Nam Định 17 km về phía Tây- Nam là vùng núi non đột khởi giữa đồng bằng, cảnh quan kỳ thú hấp dẫn. Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy (hay còn được ghi là Phủ Dầy) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại tỉnh Nam Định. Phủ Giầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà chúa Liễu Hạnh- vị thánh bất tử của Việt Nam.

Có nhiều những truyền thuyết gắn liền với di tích phủ Giầy ngày nay, có truyền thuyết thì kể rằng: Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình, chồng con nên đã để lại một chiếc giầy ở trần gian trước khi về thượng giới, lại cũng có huyền thoại tương truyền rằng có một vị Vua đi qua vùng đất này, nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó nơi đây được tặng một đôi giầy nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Giầy.

Kiến trúc quan trọng nhất là Phủ chính Tiên Hương – công trình được xây dựng từ thời Lê – Cảnh Trị (1663 – 1671), Phủ Vân Cát – được xây dựng trên khu đất rộng gần 1 hecta, mặt quay về hướng tây bắc. Cùng xác công trình kiến trúc xây dựng nằm liền kề với quy mô bề thế mang phong cách cổ truyền dân tộc hết sức độc đáo. Đặc biệt lăng Bà chúa Liễu do Nam Phương Hoàng Hậu ( vợ vua Bảo Đại) hưng công năm 1938 làm toàn bằng đá xanh và có 60 búp sen đá hồng trông xa như một hồ sen cạn. Chính giữa là mộ tưởng niệm của công chúa Liễu Hạnh.

3 Nhà thờ Trung Linh
Nam Định là trung tâm của đạo Công giáo ở miền Bắc Việt Nam, người dân Nam Định cũng như các tín hữu Công giáo nơi đây hết sức tự hào về các nhà thờ được xây dựng đầy tinh tế, tỉ mỉ, thể hiện được bàn tay nghệ thuật tài hoa của người dân Nam Định. Cách Thủ đô Hà Nội không xa, vẻ đẹp thiên nhiên thanh bình của nơi đây cùng nhiều nhà thờ độc đáo và lâu đời sẽ mang đến một trải nghiệm khác lạ so với Hà Nội cổ kính như bạn đã biết. Đặc biệt, trong danh sách đó bạn không thể bỏ qua Nhà thờ Giáo xứ Trung Linh.

Nhà thờ Giáo xứ Trung Linh thuộc Giáo phận Bùi Chu, được xây dựng năm 1928, là một nhà thờ lớn với số giáo hữu đông đảo, nằm cách Toà Giám mục Bùi Chu khoảng 1,5km. Giáo phận Bùi Chu là giáo phận Công giáo Roma tại Việt Nam, có nhiều xứ đạo lâu đời và gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của Công giáo tại Việt Nam. Tuy là giáo phận có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam nhưng giáo phận Bùi Chu có số lượng cũng như mật độ khá cao.

Giáo xứ Trung Linh có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu, khi Tin Mừng mới được loan báo trên quê hương Việt Nam này. Từ đó, đức tin và đời sống đạo đức của bà con giáo dân nơi đây mỗi ngày một thăng tiến, trở thành một trong những giáo xứ lớn sầm uất nhất của giáo phận Bùi Chu.

4 Tháp Phổ Minh
Chùa Phổ Minh (Phổ Minh Tự) hay Chùa Tháp là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía bắc, được xây dựng dưới thời Lý và được triều Trần mở rộng vào năm 1262. Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A – nhà Trần. Năm 2012, Chùa Phổ Minh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Nằm trong quần thể Chùa Phổ Minh, công trình có giá trị nhất, giữ vai trò chủ đạo của chùa và được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Tháp Phổ Minh. Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm, gần với cung Trùng Quang – nơi ngự của các vua Trần khi nhường ngôi cho con để lên làm Thái Thượng Hoàng. Do công trình này mà chùa Phổ Minh còn được gọi là chùa Tháp.

Tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, tháp hình vuông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Hai tầng dưới của tháp xây bằng loại đá xanh mịn vừa đẹp vừa có sức nặng, làm tăng độ bền cho móng nền. Các tầng còn lại xây bằng gạch nung mỏng, nhẹ, rất tiện lợi cho việc xây lắp. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên”(1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính. Sau này, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.

5 Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Đây là một điểm du lịch sinh thái lý thú cho những ai thích tìm hiểu đời sống những loài chim di trú và sống với thiên nhiên hoang dã.

Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR. Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

Hàng năm từ tháng 10, 11 đến tháng 3, 4 của năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ Phương Bắc đã chọn Vườn Quốc gia Xuân Thủy làm nơi dừng chân kiếm ăn, tích lũy năng lượng cho hành trình di trú dài cả ngàn cây số của mình. được ví như một “ga” chim quốc tế với gần 40 ngàn loài trong đó thường xuyên xuất hiện 9 loài có tên trong sách đỏ quốc tế như: rẽ mỏ thìa, cò thìa, choắt mỏ thìa, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN