Top 5 địa điểm tham quan tuyệt vời phải đến khi du lịch Hội An

0
1170
Vật Phẩm Phong Thủy

Là mộ trong những nơi thu hút khách du lịch lớn nhất trên cả nước , dễ hiểu vì sao Hội An được du khách bình chọn là điểm đến tuyệt vời nhất trên cả nước . Nếu có dịp đến Hội An , bạn không nên bỏ qua 5 dịa điểm tham quan nổi tiếng sau.

1.Chùa Cầu
Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền do người Nhật xây vào đầu thế kỷ XVII và đã qua ít nhất 6 lần trùng tu vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915, 1917.

Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi bày hàng, nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ bắc ngang qua một lạch nước nhỏ cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.


2.Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm là một cụm đảo cách bờ biển Cửa Đại 18km về phía đông. Đây là quần đảo gồm có 7 hòn đảo nhỏ, có khí hậu quanh năm mát mẻ, cùng hệ động, thực vật phong phú.


Thiên nhiên đã tạo nên ở Cù Lao Chàm nhiều cảnh đẹp thơ mộng, hiếm có như các dòng suối Tình, suối Ông, hay hòn Chồng, hòn Khô, hang Bà… Ven đảo lại là bãi Ông, bãi Bìm, bãi Chồng, bãi Bấc với những bãi tắm lý tưởng với bờ cát trắng phau và làn nước trong xanh, mát lạnh.

3.Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Người ta nhớ đến Hội An ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng thì còn phải nhắc đến những làng nghề truyển thổng thủ công mỹ nghệ nơi đây. Hội An với nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài…Vào thăm xưởng khách du lịch có thể tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và tham quan một vài khâu trong quá trình sản xuất. Nó gây cảm giác hiếu kỳ to mò đối với những du khách du lịch Hội An.


4. Nhà cổ Tấn Ký

Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của loại nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng.

Mặt tiền nhà thông là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa.
Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhỏ nhắn, thanh thoát, ấm cúng, vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực.
Nội thất bài trí các vật dụng thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.

Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.

5.Giếng Bá Lễ
Giếng Bá Lễ nằm trong kiệt cùng tên nối đường Phan Châu Trinh với đường Trần Hưng Đạo. Tương truyền giếng do người Chăm xây dựng và được người Việt kế thừa sử dụng. Vào đầu thế kỷ XX, giếng này do bà Bá Lễ tu bổ với số tiền là 100 đồng Đông Dương nên có tên gọi như hiện nay.

Giếng có kiến trúc hình vuông với cạnh giếng hướng tây bắc – đông nam. Giếng có chu vi 5,5m, sâu 6,15m, thành miệng cao 0,60m, thành giếng được xây hoàn toàn bằng gạch vồ cỡ lớn, dưới cùng là khung gỗ lim rộng bản. Nước giếng luôn dồi dào, ngọt mát và trong suốt quanh năm đã phản ánh trình độ cao về sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc với thuật phong thủy của người Hội An xưa.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN