Top 5 đèo nguy hiểm nhất vùng Tây Bắc

0
1530
Vật Phẩm Phong Thủy

Tây Bắc là vùng cao nguyên cao nhất nước ta , với nhiều đồi núi đẹp nhất trên cả nước . Phượt du lịch là hình thức phổ biến mà các phượt thủ thích trải nghiệm cái nguy hiểm , vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc . Sau đây là 5 con đèo nguy hiểm nhưng lại đẹp nhất ở Tây Bắc.

1.Đèo Mã Pì Lèng
Là cung đèo hiểm trở thuộc tỉnh Hà Giang có độ dài khoảng 20km nằm trên cung đường Hạnh Phúc, ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Để hoàn thành nó, hàng vạn người đã được huy động trong 6 năm (1959 -1965), ước tính 2 triệu lượt ngày công lao động. Riêng đoạn vượt qua Mã Pí Lèng, chính quyền phải sử dụng một đội cảm tử treo mình trên vách đá làm từng cm liên tục trong 11 tháng.


Mã Pì Lèng có nghĩa là Sống mũi ngựa, ám chỉ sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh thì trụy thai mà chết, dốc cao đến mức ngựa đi qua phải tắt thở hay đỉnh núi dựng đứng có hình như sống mũi ngựa. Tuy nhiên theo một số người dân ở đây thì tên gọi chính xác phải là: Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”. Ngày nay, nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch đặc biệt là các phượt thủ bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng.

2.Đèo Bắc Sum, Hà Giang
Đèo Bắc Sum hay còn gọi là Dốc Bắc Sum là con đèo thuộc tỉnh Hà Giang, được ví như đèo Pha Đin – một trong những tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc. Nhìn từ xa, con đường qua đèo ngoằn ngoèo như một con rắn uốn khúc quanh co.


3.Đèo Khau Phạ – Yên Bái
Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời vì nhìn từ xa đỉnh Khau Phạ như chiếc sừng nhô lên trời quanh năm mây phủ. Đèo đẹp nhất vào tháng 9 tháng 10 khi những ruộng lúa bậc thang của đồng bào dân tộc vào mùa thu hoạch.


Sự nguy hiểm khi qua Khau Phạ là điều không phải bàn đến. Hai phần ba đường là cấp phối, đá sỏi gập ghềnh. Trong suốt chiều dài qua đèo có đến chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào ngày có mây mù, đèo cực kỳ nguy hiểm cho tài xế khi không có rào chắn hay bất cứ biển báo nào.

Theo thời gian, con đường hiện đã xuống cấp khá nhiều, dễ bit sạt lở, sụt lún. Chưa kể những tảng đá trên cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Rất ít xe tải chở hàng nặng qua đây vì sự nguy hiểm và vì độ dốc của đèo khiến thời gian di chuyển trở nên rất dài.

4.Đèo Ô Quy Hồ
Vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn quang năm mây phủ, đèo Ô Quy Hồ đôi khi còn được gọi là đèo Hoàng Liên hay đèo Hoàng Liên Sơn. Theo truyền thuyết trước kia có một chuyện tình không thành của đôi trai gái. Thương tiếc cho tình yêu ấy, một loại chim đã kêu da diết: ô quy hồ, ô quy hồ. Từ đó về sau người ta lấy tiếng kêu của loài chim đặt làm tên đèo.


Đường qua đèo dài đến 50km có thể coi là kỷ lục về độ dài ở Tây Bắc. Độ dốc, độ cao, sự nguy hiểm chết người khiến nhiều tài xế mệnh danh Ô Quy Hồ là “vua đèo Tây Bắc”. Một bên là vực sâu thẳm thẳm, mặt còn lại là vách đá dựng đứng cheo leo. Đèo Ô Quy Hồ là một thử thách thực sự với người cầm lái thuê xe tải chở hàng nặng. Các biển báo nguy hiểm được cắm ở khắp nơi, nhưng cũng không thể tránh khỏi những vụ tai nạn thảm khốc xảy ra ở đây.

5.Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin nằm giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên thuộc cao nguyên Tả Phìn. Tên gọi đèo Pha Đin có nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, đúng ra là Phạ Đin, Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất” ý chỉ nơi đây là chỗ giáp ranh giữa trời và đất.


Đèo Pha Đin có độ dài khoảng 32 km. Địa thế đèo hiểm trở, gập ghềnh, độ dốc khoảng 10%, nơi lên 15% thậm chí là 19%. Khi lên và xuống dốc, tài xế xe tải phải đi qua 8 cung đường cua, ngoằn nghèo cực kỳ quy hiểm. Vô số các khúc cua tay áo, của chữ A, chữ Z, nhiều đoạn chỉ đủ cho một xe oto đi qua. Cộng thêm nền đất yếu dễ sạt lở, tầm nhìn hạn chế khi mây mù, đèo Pha Đin trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bác tài lái xe chở hàng qua đây.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN