Top 10 phim có nhạc phim đạt điểm IMDb cao và hay nhất mọi thời đại

0
1392
Vật Phẩm Phong Thủy

IMDb rất có uy tín với giới độc giả Internet, cũng như các tín đồ của môn nghệ thuật thứ 7. Ngoài nội dung phê bình đánh giá về các tác phẩm thuộc lĩnh vực điện ảnh, IMDb còn đánh giá những tác phẩm truyền hình hay những ngôi sao điện ảnh, nhà sản xuất Phim…Hãy cùng topxephang điểm lại 10 bộ phim ca nhạc kinh điển nhất mọi thời đại dưới đây.

1. Coco (I) (2017)
Coco là phim 3D của Mỹ thuộc thể loại Hoạt hình, giả tưởng, phim ca nhạc và phiêu lưu sản xuất bởi Pixar Animation Studios và ra mắt bởi Walt Disney Pictures dựa vào ý tưởng của Lee Unkrich, do Unkrich chỉ đạo với đồng đạo diễn và đồng tác giả Adrian Molina. Câu chuyện kể về đứa bé 12 tuổi tên Miguel, cậu đã khởi đầu cho một chuỗi sự kiện liên quan đến những bí ẩn của thế kỷ, dẫn đến một cuộc hội ngộ bất ngờ và bất thướng của cậu với thần tượng.

Bộ phim nói về ngày lễ Día de Muertos của Mexico. Kịch bản được viết bởi Adrian Molina and Matthew Aldrich. Pixar bắt đầu phát triển phim này vào năm 2016. Unkrich và cộng sự cũng đã viếng thăm Mexico để lấy cảm hứng. Những bộ xương trong bộ phim được thiết kế lại để trông hấp dẫn hơn. Nhạc sĩ Michael Giacchino phụ trách sáng tác nhạc.

Coco được công chiếu vào ngày 20 tháng 10 năm 2017 tại Liên hoan phim quốc tế Morelia ở Morelia, Mexico và được phát hành ở Mexico 1 tuần sau đó, cuối tuần trước Día de Muertos. Nó được phát hành ở Mỹ vào 22 tháng 11 năm 2017.


2. Whiplash (2014)
Whiplash là một bộ phim chính kịch Mỹ được sản xuất vào năm 2014, biên kịch và đạo diễn bởi Damien Chazelle dựa trên những trải nghiệm của anh tại Ban Nghệ thuật Đại học Princeton.[3] Với Miles Teller và J.K. Simmons trong các vai chính, bộ phim xoay quanh mối quan hệ giữa chàng sinh viên jazz đầy hoài bão (Teller) và ông thầy giáo âm nhạc độc ác (Simmons). Bộ phim được công chiếu giới hạn ở Hoa Kỳ và Canada vào ngày 10 tháng 10 năm 2014, dần dần mở rộng ra 500 rạp và kết thúc chiếu sau 24 tuần lễ vào ngày 26 tháng 3 năm 2015. Bộ phim thu về 33 triệu USD so với kinh phí sản xuất chỉ là 3 triệu USD.

‘’Whiplash’’ tham dự Liên hoan phim Sundance 2014 vào ngày 16 tháng 1 năm 2014. Tại giải Oscar lần thứ 87, ‘’Whiplash’’ thắng các hạng mục dựng phim xuất sắc nhất, hoà âm hay nhất và nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, ngoài ra còn có đề cử các hạng mục kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và phim hay nhất.


3. The Pianist (2002)
The Pianist là bộ phim hồi ký năm 2002 được đạo diễn bởi Roman Polanski, diễn viên chính Adrien Brody. Phim dựa trên cuốn hồi ký cùng tên của tác giả người Do Thái-Ba Lan nhạc sĩ Władysław Szpilman. Phim được hợp tác sản xuất giữa rạp chiếu phim Ba Lan, rạp phim Pháp, rạp phim Đức, và rạp phim Anh.

Ngoài việc chiến thắng các giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, nam diễn viên xuất sắc nhất, kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, và được ứng cử cho phim hay nhất, quay phim xuất sắc, thiết kế trang phục và biên tập, bộ phim còn giành được giải Palme d’Or tại liên hoan phim Cannes 2002[1], Giải BAFTA cho phim hay nhất, cho đạo diễn xuất sắc nhất năm 2003, phim còn giành được 7 giải César của Pháp cho hình ảnh đẹp nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, và nam diễn viên xuất sắc nhất cho Brody.


4. Amadeus (1984)
Amadeus là một bộ phim Mỹ được sản xuất năm 1984, được đạo diễn Miloš Forman chỉ đạo và được Peter Shaffer viết kịch bản. Chuyển thể từ vở kịch “Shaffer’s Amadeus” (năm 1979), câu chuyện là một biến thể một vở kịch của Alexander Pushkin Mozart và Salieri (Моцарт и Сальери, năm 1830), trong đó nhà soạn nhạc Antonio Salieri luôn ghen tị với tài năng thiên bẩm của Wolfgang Amadeus Mozart và luôn cản trở anh trong con đường sự nghiệp. Câu chuyện được viết tại Vienna, Áo, vào nửa sau của thế kỷ 18.

Bộ phim được đề cử cho 53 giải thưởng và nhận được 40, trong đó có tám giải Oscar (bao gồm Phim hay nhất), bốn giải thưởng BAFTA, bốn giải Quả cầu vàng, và một giải cho Đạo diễn xuất sắc tại Mỹ (Directors Guild of America – DGA). Năm 1998, Viện phim Mỹ xếp hạng 53 (trên tổng số 100 phim) cho Amadeus trong danh sách Phim của thế kỉ.


5. Nhung Ke Kho Mong Mo (I) (2016)
Những kẻ khờ mộng mơ (tên gốc: La La Land)[4] là bộ phim nhạc kịch lãng mạn xen lẫn chính kịch hài hước của Hoa Kỳ năm 2016, do Damien Chazelle biên soạn và đạo diễn. Bộ phim có diễn xuất của Ryan Gosling, Emma Stone, J. K. Simmons, John Legend và Rosemarie DeWitt. Phim theo chân một nhạc sĩ và một nữ diễn viên đầy tham vọng, khi họ gặp gỡ và yêu nhau tại Los Angeles. Tựa đề của phim ám chỉ thành phố Los Angeles và một thành ngữ đề cập tới vùng đất hư cấu, đầy huyền ảo.

Chazelle viết kịch bản cho Những kẻ khờ mộng mơ năm 2010 nhưng không thể tìm được hãng phim chịu hợp tác kinh phí hay chấp nhận chỉ đạo nghệ thuật của anh. Sau thành công của Whiplash (2014), Summit Entertainment hồi sinh lại dự án này. Phim công chiếu tại Liên hoan phim Venice ngày 31 tháng 8 năm 2016 và phát hành tại Hoa Kỳ ngày 9 tháng 12 năm 2016. Tính tới ngày 15 tháng 1 năm 2017, phim đã thu về 128 triệu đô-la Mỹ trên toàn cầu, so với kinh phí chỉ 30 triệu đô-la Mỹ.

La La Land nhận được nhiều lời khen ngợi trong thời gian phát hành phim và được nhận định là một bộ phim hay trong năm 2016. Các nhà phê bình đánh giá cao kịch bản và chỉ đạo của Chazelle, diễn xuất của Gosling và Stone, nhạc nền phim và bài hát của Justin Hurwitz. Tại Lễ trao giải Oscars, phim nhận được 6 giải thưởng quan trọng, trong đó có Đạo diễn xuất sắc, Nữ chính xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Nhạc phim hay nhất, Ca khúc hay nhất và Thiết kế sản xuất xuất sắc sau khi nhận được số đề cử kỷ lục là 14 đề cử (bằng với bộ phim năm 1997 là Titanic và năm 1950 là All About Eve).[5] Phim cũng thắng lớn ở tất cả các hạng mục được đề cử tại Lễ trao giải Quả cầu vàng, với con số kỷ lục là 7 hạng mục. Phim cũng nhận đến 11 đề cử ở Lễ trao giải BAFTA, và chiến thắng 6 hạng mục.


6. La leggenda del pianista sull’oceano (1998)
Bộ phim nói về cuộc đời kì lạ của một cậu bé bị bỏ rơi và lớn lên trên con tàu chưa 1 lần đặt chân lên đất liền. Cậu bé trưởng thành, cậu có thể làm bất cứ điều gì cậu muốn, ngoại trừ việc làm một con người bình thường. Bộ phim giàu tính lãng mạn và có phần âm nhạc được đề cử nhạc phim hay nhất.

Read more at http://hdonline.vn/phim-huyen-thoai-ve-1900-8543.html#y27iYiMBaaBqCd1T.99
7. Okuribito (2008)
Người tiễn đưa (Nhật: おくりびと Okuribito?, dịch nghĩa: Chuyến khởi hành, tiếng Anh: Departures) là một bộ phim chính kịch được đạo diễn bởi Takita Yōjirō và có sự góp mặt của Motoki Masahiro, Hirosue Ryōko và Yamazaki Tsutomu. Được sơ lược dựa theo Coffinman, một cuổn hồi ký của Aoki Shinmon, bộ phim dõi theo một người đàn ông trẻ, người quay trở lại quê nhà sau khi trải qua một sự nghiệp nghệ sĩ chơi cello không thành công và tình cờ nhận được công việc của một nōkanshi—một người chuyên làm dịch vụ tẩm liệm và thực hiện các nghi thức trong một tang lễ theo truyền thống của Nhật Bản. Anh chịu định kiến bất lợi từ những người xung quanh, kể cả tử người vợ của mình, vì những điều cấm kỵ xã hội mạnh mẽ chống lại những người đối mặt với cái chết. Cuối cùng, anh giành được sự tôn trọng từ họ và hiểu được tầm quan trọng của các kết nối giữa các cá nhân thông qua vẻ đẹp và phẩm giá của công việc của mình.

Ý tưởng cho Người tiễn đưa nảy sinh sau khi Motoki, bị ảnh hưởng sau khi xem một tang lễ dọc theo sông Hằng khi du lịch Ấn Độ, đọc nhiều về chủ đề cái chết và xem qua Coffinman. Ông cảm thấy câu chuyện sẽ thích nghi tốt với bộ phim và Người tiễn đưa được hoàn thành một thập niên sau đó. Bởi những định kiến ​​của người Nhật đối với những người thực hiện công việc tiếp xúc với người chết, các nhà phân phối đã chỉ miễn cưỡng cho ra mắt bộ phim—cho đến khi nó bất ngờ giành được một chiến thắng lớn tại Liên hoan phim thế giới Montreal vào tháng 8 năm 2008. Tháng tiếp theo, bộ phim được công chiếu tại Nhật Bản, nơi nó tiếp tục thắng Giải thưởng Viện hàn lâm cho Phim của năm và trở thành bộ phim trong nước có doanh thu cao nhất của năm. Thành công này đã đạt đỉnh trong năm 2009, khi nó trở thành bộ phim đầu tiên do Nhật Bản sản xuất thắng Giải Oscar cho Phim ngoại ngữ hay nhất.[a] Tại Việt Nam, Liên hoan phim Nhật Bản “Thổi làn gió mới! Phim truyện và hoạt hình Nhật Bản 2013” đã trình chiếu bộ phim dưới tựa đề tiếng Việt chính thức là Người tiễn đưa.[2]


8. Sing Street (2016)
Phim Âm Nhạc Đường Phố – Sing Street 2016 đưa người xem đến với thành phố Dublin những năm 1980 qua góc nhìn của một cậu bé 14 tuổi có tên Conor. Tâm lý của Conor vô cùng xao động bởi mối quan hệ bất hoà giữa cha mẹ cùng vấn đề tiền nong. Cùng lúc đó, cậu còn phải cố gắng hoà nhập vào một môi trường mới – nơi những bạn học rất xấu tính còn giáo viên lại cực kỳ thô lỗ. Thế giới của Conor như bừng sáng khi cậu gặp cô bé bí ẩn, xinh đẹp Raphina.

Read more at http://movies.hdviet.com/phim-am-nhac-duong-pho-sing-street.html#Y5JulAcec7bID1iw.99
9. This Is Spinal Tap (1984)
This Is Spinal Tap [3] (cách điệu như This Is Spinal Tap ) là một 1984 American nhạc rock mockumentary phim hài đạo diễn, đồng bằng văn bản, ghi bàn bằng, và sự tham gia của Rob Reiner , và đồng diễn viên Christopher Guest , Michael McKean , và Harry Shearer . Bộ phim miêu tả người Anh hư cấu heavy metal band Spinal Tap . Bộ phim satirizes hành vi cá nhân hoang dã và âm nhạc pretensions của hard rock và các ban nhạc heavy metal , cũng như các hagiographicxu hướng của các tài liệu rock thời đó. Ba thành viên chính của Spinal Tap -David St. Hubbins , Derek Smalls và Nigel Tufnel – được đóng bởi các diễn viên McKean, Shearer và Guest. Ba diễn viên đóng nhạc cụ của họ và nói chuyện với giọng điệu tiếng Anh giả mạo trong suốt bộ phim. Reiner xuất hiện trong vai Marty Di Bergi, nhà sản xuất phim tài liệu. Các diễn viên khác trong bộ phim là Tony Hendra trong vai trò quản lý nhóm Ian Faith, và June Chadwick là bạn gái gây rối Jeanine của St. Hubbins. Các diễn viên Paul Shaffer , Fred Willard , Fran Drescher , Bruno Kirby , Howard Hesseman ,Ed Begley, Jr. , Patrick Macnee , Anjelica Huston , Vicki Blue , Dana Carvey , Billy Crystal và Linnea Quigley đều đóng vai trò hỗ trợ hoặc xuất hiện trong phim.


10. Pink Floyd: The Wall (1982)
Pink Floyd – The Wall là một 1982 Anh live-action / hoạt hình âm nhạc phim bộ phim của đạo diễn Alan Parker với các phân đoạn phim hoạt hình bằng cách vẽ tranh biếm họa chính trị Gerald Scarfe , và được dựa trên 1979 Pink Floyd album cùng tên . Bộ phim xoay quanh một tên rocker tên là Pink, người sau khi bị điên loạn vì cái chết của cha mình và nhiều khoảnh khắc trầm cảm trong suốt cuộc đời, xây dựng một bức tường ẩn dụ (và đôi khi là vật lý) được bảo vệ khỏi thế giới và tình huống cảm xúc xung quanh anh ta. Khi cơ chế đối phó này phản ứng lại, ông ta tự đặt mình vào thử thách và tự giải phóng mình. Kịch bản được viết bởi Pink Floyd vocalist and bassistRoger Waters .

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN