Top 10 món ăn đặc sản miền Trung khiến ai từng thử qua không thể nào quên

0
1245
Vật Phẩm Phong Thủy

Không phong phú, đa dạng như ẩm thực miền Bắc, cũng không “phồn thực” như món ngon phía Nam, đồ ăn xứ Trung mang những nét tinh tế rất riêng biệt khiến ai đã từng nếm thử đều phải “xiêu lòng”. Thế nhưng dù ở trên đất Hà thành, bạn yên tâm rằng mình vẫn có thể được thưởng thức những món ngon đậm chất miền Trung mà không lo “lạc vị”.. Cùng mình điểm tên 10 món ngon đặc sản đáng thử như: các loại bánh Huế, mì Quảng, cơm hến,… không thể bỏ qua khi đến miền Trung nắng gió nhé!

1. Bún bò Huế

Nếu Hà Nội nổi tiếng với bát bún thang nóng hổi, ấm lòng thì miền đất Huế mộng mơ lại lừng danh với bát bún bò độc đáo, lạ miệng. Một tô bún bò Huế là sự kết hợp hài hòa của nước dùng thanh ngọt, cùng đầy đủ các loại rau, củ đầy dinh dưỡng. Bún bò Huế có hương vị rất riêng, không thể “lẫn” với những loại bún khác bởi vị ngon đặc trưng của mắm ruốc, hương sả, khhi thưởng thức sẽ có vị ngọt dịu dàng, mùi thơm dễ chịu chứ không nồng, không tanh. Cái vị đậm đà, quyến rũ ấy khiến bún bò Huế trở thành món ăn đặc sản miền Trung không thể bỏ qua.

2. Mì Quảng

Nói đến những món ăn ngon ở miền Trung nắng gió, không thể thiếu món mì Quảng đặc sản của vùng đất Quảng Nam thương nhớ. Mì Quảng được chế biến khá tỉ mỉ, cầu kỳ, nêm nếm gia vị sao cho nước lèo phải sánh, ngọt, vừa đủ thấm vào từng sợi mì giòn dai, làm mềm những món rau sống ăn kèm như: xà lách, bắp chuối, diếp cá, húng, rau cải, hành, mùi,…. không thể thiếu một miếng bánh đa vừng giòn giòn, ngầy ngậy. Những nguyên liệu đó như hòa quyện với nhau, hài hòa làm tăng thêm hương vị, tôn lên nét đặc trưng của một tô mì Quảng trứ danh.

3. Cơm hến

Tô cơm hến thơm nồng, nóng hổi, vừa có vị ngòn ngọt, bùi bùi của hến cùng phần nước luộc tinh chất không tanh. Có thể nói cơm hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng đối với người Huế, phải như vậy mới đã, mới thấm được hết cái hương vị thơm ngon của món ăn.

4. Cao lầu

Nghe tên thì có vẻ lạ, nhưng cao lầu có hình thức gần giống với mì Quảng là món đặc sản chắc chắn phải thử khi du lịch tại Hội An đó. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản chỉ gồm cải non và rau đắng.

5. Cơm gà Tam Kỳ

Mảnh đất Tam Kỳ (Quảng Nam) nổi tiếng từ rất lâu với món cơm gà lạ miệng. Gạo và nếp được trộn lẫn chung với nhau để nấu cơm là điểm đặc trưng của món ăn này. Gà không được thái thành từng lát mà được xé nhỏ, bóp với hành tây, rau răm, rau thơm, ngò cùng ít gia vị cho đậm đà, ngon mà không ngấy.

6. Don Quảng Ngãi

Nghe tên có vẻ đặc biệt nhưng món ăn này lại rất đơn giản, chỉ gồm một tô nước có một ít don, hành tây và bánh tráng gạo nướng giòn cùng những trái ớt xiêm xanh cay xé lưỡi. Khi ăn bạn phải vừa ăn, vừa húp nước mới có thể cảm nhận hết được cái ngon, cái giòn mềm của bánh tráng nướng cùng cái vị cay xè của ớt xiêm tạo nên một món ăn lạ miệng.

7. Bánh căn

Đây là một loại bánh rất nổi tiếng của các tỉnh ven biển miền Trung, có hình dáng gần giống với bánh khọt của người miền Nam. Nhưng phần nhân của bánh căn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều, có nhiều loại như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm… Ăn kèm là rau sống các loại cùng nước chắm như: mắm nêm, nước mắm chua ngọt,…

8. Bánh xèo

Khác với bánh xèo miền Nam khá to, bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng bằng bàn tay người lớn, ít nhân, thường chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực.. thêm một ít giá tươi. Bánh hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon, vị đậm đà của chén nước chấm ăn kèm với rau sống.

9. Bánh bột lọc Huế

Sự dẻo dai của vỏ bánh, vị ngọt của nhân tôm, thịt quyện cùng mùi gia vị thơm phức. Miếng bánh trong suốt, tinh tế, vị dai ngọt đậm đà sẽ đánh thức giác quan của người thưởng thức.

10. Bánh đập

Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng… là những địa phương gắn liền với món ăn này. Bánh đập là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với thịt nướng hoặc có thể ăn với thịt luộc, lòng lợn… cùng chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển. Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đem lại cảm giác ngon miệng thích thú.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN