Chương trình Kỹ thuật Máy xây dựng nhằm đào tạo kỹ sư có khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, quản lý, kinh doanh, tổ chức và khai thác kỹ thuật các loại máy móc thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng, trong ngành sản xuất VLXD.Dưới đây là danh sách những trường có thể mạnh về đạo tạo kỹ thuật máy xây dựng tốt nhất hiện nay.
1.Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.Hồ Chí Minh
Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Transport) là một trường Đại học có thương hiệu về đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật phục vụ trong giao thông và vận tải đường bộ và đường biển tại miền nam Việt Nam. Trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận về chất lượng đào tạo của mình.
Trường được Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập số 66/2001/QĐ-TTgngày 26 tháng 4 năm 1 năm 2001 trên cơ sở Phân hiệu Đại học Hàng hảitại Thành phố Hồ Chí Minh. Phân hiệu này được lập năm 1991 sau khi được nâng cấp từ Trung tâm đào tạo ra đời năm 1988. Trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho các ngành giao thông vận tải như hàng hải, đường bộ, đường sông, đường sắt và hàng không dân dụng.
Hiện nay, Trường đào tạo 27 chuyên ngành cho hệ đại học như sau:[7]
Ngành Điều khiển tàu biển;
Ngành Khai thác Máy tàu thủy;
Ngành Điện và Tự động tàu thủy;
Ngành Điện tử viễn thông;
Ngành Tự động hoá công nghiệp;
Ngành Điện công nghiệp;
Ngành Truyền thông và mạng máy tính;
Ngành Thiết kế thân tàu thủy;
Ngành Công nghệ đóng tàu thủy;
Ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy;
Ngành Kỹ thuật công trình ngoài khơi;
Ngành Cơ giới hoá xếp dỡ;
Ngành Cơ khí ô tô;
Ngành Máy xây dựng;
Ngành Xây dựng công trình thủy và thềm lục địa;
Ngành Xây dựng cầu hầm;
Ngành Xây dựng đường bộ;
Ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
Ngành Xây dựng đường sắt – Metro;
Ngành Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông;
Ngành Kỹ thuật kết cấu công trình;
Ngành Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm;
Ngành Công nghệ thông tin;
Ngành Kinh tế vận tải biển;
Ngành Kinh tế xây dựng;
Ngành Quản trị dự án xậy dựng;
Ngành Quản trị logistic và vận tải đa phương thức.
2.Trường Đại học Ngô Quyền
Trường Đại học Ngô Quyền là một trường đại học tại Bình Dương, trực thuộc Binh chủng Công binh – Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đào tạo cử nhân quân sự trình độ đại học các chuyên ngành chỉ huy kỹ thuật công binh và đào tạo cử nhân kỹ thuật hệ dân sự.
Ngày thành lập: 26 tháng 12 năm 1955.
Trụ sở chính: Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đào tạo cho dân sự
Kỹ sư các chuyên ngành:
Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ.
Công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp
Cơ khí ô tô
Máy xây dựng và xếp dỡ
Cử nhân hệ Cao đẳng các chuyên ngành:
Cầu đường bộ
Máy xây dựng và xếp dỡ
3.Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Bách khoa là một trong những trường Đại học công lập có thương hiệu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền nam Việt Nam (tuy nhiên vẫn có chênh lệch chất lượng đào tạo giữa từng nhóm ngành). Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của miền nam Việt Nam. Trường trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Được thành lập năm 1957, trong trường Cao đẳng Công chánh thuộc khuôn viên Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ. Năm 1976, chính thức trở thành khoa Kỹ thuật Xây dựng. Hiện nay, khoa có 7 chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng Cầu Đường, Cảng và công trình biển, Vật liệu xây dựng, Thủy lợi – Thủy điện – Cấp thoát nước, Trắc địa – Địa chính, Kiến trúc.
4.Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (tiếng Anh: University of Science and Technology – The University of Da Nang) là một trong những trường đại học công lập đứng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền trung Việt Nam. Được thành lập từ năm 1975 và hiện là một trong 7 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hàng đầu khu vực, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và cả nước.
Năm 2017, trường trở thành 1 trong 4 trường đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu do Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) công nhận.
5.Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (tên tiếng Anh: University Of Transport Technology, tên viết tắt: UTT) là một trường đại học công lập được nâng cấp năm 2011 từ Trường Cao đẳng giao thông vận tải- trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.. Tiền thân là trường Cao đẳng Công chính, được thành lập ngày 15/11/1945, đào tạo các chuyên ngành thuộc lãnh vực về kinh tế – kỹ thuật giao thông vận tải theo định hướng ứng dụng công nghệ.
Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Cơ khí máy xây dựng; Cơ khí tàu thủy vàthiết bị nổi; Cơ khí Đầu máy – toa xe và tàu điện Metro)
6.Trường Đại học Giao thông Vận tải
Trường Đại học Giao thông Vận tải (tiếng Anh: University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC hoặc UCT) là một trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lãnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải – kinh tế của Việt Nam. Trường được thành lập năm 1960 và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khoa Cơ khí: Bộ môn Cơ khí ôtô; Bộ môn Máy xây dựng – xếp dỡ; Bộ môn Đầu máy – Toa xe; Bộ môn Thiết kế máy; Bộ môn Kỹ thuật máy; Bộ môn Công nghệ giao thông; Bộ môn Kỹ thuật nhiệt; Bộ môn Động cơ đốt tron;
02 giải nhất VIFOTEC trong hai năm liên tục 1996, 1997 của Bộ môn Máy xây dựng và xếp dỡ
7.Trường Đại học Xây dựng
Trường Đại học Xây dựng (National University of Civil Engineering) là một trong những trường đại học công lập đứng đầu về đào tạo nhóm ngành xây dựng tại miền Bắc Việt Nam.
Tiền thân là Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ năm 1956. Đến năm 1966 tách ra thành trường riêng. Đến năm 2017, trường trở thành 1 trong 4 trường đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu do Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) công nhận.