Top 6 bộ phim về Hà Nội hay nhất mà bạn nên xem

0
2181
Vật Phẩm Phong Thủy

Một bộ phim hay đôi khi cũng giống như một viên ngọc ẩn, có thể rạp phim gần bạn không chiếu hoặc tấm poster đã không làm bạn phải hút mắt. Nhưng cũng vì thế nên một khi đã khám phá được thì trải nghiệm thưởng thức phim sẽ thú vị hơn nhiều. Để bắt đầu, bạn có thể tham khảo 6 bộ phim về Hà Nội hay nhất mà bạn nên xem

1 Hà Nội mùa đông 1946

Bộ phim nói về những ngày đầu cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lên với tấm lòng nhân từ, mong muốn đem lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho Nhân dân. Để bộ phim ấy công chiếu, đạo diễn phải mất rất nhiều thời gian, công sức, có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc.

2 Hà Nội 12 ngày đêm

Bộ phim theo đuổi đề tài chiến tranh Cách mạng và đã giới thiệu được nghệ thuật làm phim cổ điển Việt Nam. Hà Nội 12 ngày đêm được thể hiện rất công phu với mục đích tái hiện một phần trận Điện Biên Phủ trên không – một cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân Hà Nội chống lại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào cuối tháng 12 năm 1972, buộc Chính phủ Hoa Kỳ phải ký Hiệp định Paris đem lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.

3 Em Bé Hà Nội

Dù chiến thắng, nhưng nhân dân Hà Nội đã phải hứng chịu rất nhiều đau thương. Thảm khốc nhất là trận rải bom vào phố Khâm Thiên đêm 26, làm chết 278 người chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Đó là nỗi đau khôn nguôi, để lại hậu quả lâu dài khi hàng trăm đứa trẻ phải chịu cảnh mồ côi. Những đứa trẻ Khâm Thiên ngày ấy là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thảm khốc và bất công của chiến tranh.

Chuyện phim bắt đầu bằng những cảnh phim dài kéo qua đường phố Hà Nội. Người dân di tản khỏi thành phố thủ đô. Trên chiếc xe, những gương mặt trẻ thơ trong sáng và ngơ ngác lướt qua. Trên một chiếc cầu là dòng chữ “Không có gì quí hơn độc lập tự do” của Bác Hồ. Giữa dòng người, cô bé 12 tuổi Ngọc Hà (NSND Lan Hương) với chiếc đàn Violon sau lưng, hét vang gọi bố. Một chiến sĩ cho em đi nhờ xe, và câu chuyện đau thương của em bắt đầu được kể.

Trận bom ở Khâm Thiên đã cướp đi người ** và em gái Thùy Dương, khi ấy Ngọc Hà may mắn đang đi học ở nơi sơ tán. Bố em đi công tác nơi xa. Em trở về nhà và tìm bố, người thân duy nhất còn lại. Bộ phim là những lát cắt xen kẽ giữa hiện tại, em và anh lính trên đường vào trận địa, những kỉ niệm hạnh phúc bên gia đình, và hành trình trở về của Ngọc Hà. Những con người Hà Nội cũng được khắc họa rõ nét mà không thông qua kí ức, qua đó nói lên lòng nhân ái và tinh thần anh dũng của những người con thủ đô.

Không có cách nào hiệu quả hơn khi thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh qua góc nhìn một đứa bé. Nét ngây thơ và trong ngần của Ngọc Hà là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất sự vô lý của chiến tranh. Em hỏi anh chiến sĩ: “Tại sao chúng lại đem bom đến đây ném hả chú? Tại sao chúng lại thích giết trẻ em?… Em cháu có làm gì chúng đâu?”. Những câu hỏi không có câu trả lời. Chiến tranh không nhân đạo với bất kì ai.

4 Long Thành cầm giả ca

Là một trong những “công trình nghệ thuật” chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Long thành cầm giả ca của đạo diễn Đào Bá Sơn lấy bối cảnh lịch sử giai đoạn 1783 – 1813. Được dựa trên một bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du, phim khắc họa cuộc sống đầy biến cố của người dân VN trong thời kỳ phong kiến thông qua chuyện tình diễm lệ của Tố Như (tên chữ của Nguyễn Du) và người con gái tên Cầm. Phim được làm từ kịch bản giành giải nhất của NSƯT Văn Lê trong cuộc thi “Kịch bản kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.

Phim mở đầu với hình ảnh một cô bé gái soi bóng dưới làn nước trong lành của chiếc giếng làng. Gái – tên mọi người vẫn gọi cô bé – sinh ra tại một làng quê hiền hòa, thanh bình. Mẹ của Gái là một ca kỹ và số phận đã quyết định cô bé phải theo nghề của mẹ. Gái được đưa lên Long thành, theo học tại lớp của thầy Nguyễn và tại đây, cô bé được đổi tên là Cầm. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, thầy Nguyễn đã nhận ra ở Cầm một khí chất và tài năng hơn người. Tiếng đàn của Cầm toát lên vẻ thanh tao, cao quý mà không phải người ca kỹ nào cũng may mắn được ban tặng.

5 Người Hà Nội

Người Hà Nội là một phim truyền hình dài tập do Hoàng Tích Chỉ và Đoàn Lê đạo diễn, ra mắt năm 1996, dựa theo tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai.

Bộ phim về Hà Nội gồm 3 tập Trở gió, Giấc mơ vàng và Người đàn bà xa lạ. Lấy bối cảnh cuộc sống tại phố nhà binh những năm đầu của đổi mới, vào khoảng cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, phim xoay quanh cuộc sống đời thường của những người lính trở về sau chiến tranh.

Đã một thời, Người Hà Nội được các khán giả chờ đón từng tập phim bởi nội dung gần gũi, chân thực với cuộc sống đời thường nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

6 Khát vọng Thăng Long

Khát vọng Thăng Long là một phim nhựa mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, lấy bối cảnh là nước Đại Cồ Việt cuối thế kỷ 10. Phim kể về cuộc đời của Lý Công Uẩn và Lê Long Đĩnh từ lúc nhỏ cho đến khi Lý Công Uẩn lên làm vua và ban chiếu dời đô.

Phim từng giành giải Cánh diều bạc cho phim nhựa và 2 giải Cánh diều vàng cho Đạo diễn xuất sắc nhất (Lưu Trọng Ninh) và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 2010.

Đặc biệt, Khát vọng Thăng Long cũng được chọn là phim đại diện cho Việt Nam tham dự Oscar lần thứ 84 ở hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN