Top 6 tựa sách hay về phân tích môi trường kinh tế được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1286
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về phân tích môi trường kinh tế được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Kinh tế học cấm đoán – Mark Thornton

Những biện pháp cấm đoán có ảnh hưởng ngày càng tăng đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ở Mỹ, việc cấm một số loại thuốc gây nghiện, kể cả tiến hành “chiến tranh” chống lại chúng, đã trở thành một trong những vấn đề quốc gia được tranh luận nhiều nhất.

Cuốn sách Kinh tế học cấm đoán là một trong những công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết đầu tiên về cấm đoán. Mục đích của tác giả – GS-nhà kinh tế học Mark Thornton (giáo sư nghiên cứu cao cấp của Viện Ludwig on Mises tại Alabama kiêm giáo sư nghiên cứu của Viện Độc lập) – là nâng cao hiểu biết của độc giả về cội nguồn và kết quả của chính sách cấm đoán, và từ đó gián tiếp đóng góp vào việc hoạch định chính sách trong tương lai, làm cho quá trình này trở nên hữu lý hơn.

Trọng tâm của cuốn sách là lý thuyết kinh tế học về cấm đoán. Lý thuyết này định nghĩa cấm đoán là một nghị định của chính phủ nhằm ngăn chặn việc trao đổi một món hàng hoặc một dịch vụ nào đó.

GS. Thornton khẳng định, giải pháp dài hạn duy nhất nhằm giải quyết những vấn đề do “việc lạm dụng” sản phẩm gây ra là… hợp pháp hóa sản phẩm đó.

2 Chiếc Lexus & Cây Oliu – Thomas L. Friedman

Là một cây bút bình luận quan hệ quốc tế của tờ New York Times, Thomas Friedman có điều kiện đi khắp thế giới, tiếp xúc với đủ loại người, chứng kiến những biến cố lịch sử. Từ những kinh nghiệm ấy, Friedman đã viết cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, in lần đầu vào năm 1999 và ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất, được bàn tán nhiều nhất về toàn cầu hóa.

Chiếc Lexus Và Cây Ôliu là cuốn sách kinh tế đậm chất học thuật về Toàn cầu hoá, nhưng xa hơn, nó còn là những mô tả cặn kẽ với đầy đủ ưu, khuyết điểm, được, mất của một quá trình tất yếu trong quy luật phát triển.

Bình luận về cuốn sách này, tờ New York Times viết “Cuốn Chiếc Lexus và cây ô liu đưa ra giải đáp hay nhất (và lý thú nhất) cho câu hỏi ‘Toàn cầu hoá là gì?’. Frieldman biết cách giải thích những điều cao siêu trong kỹ thuật và tài chính bằng những hình ảnh sinh động cùng lối so sánh rất thuyết phục… Frieldman không chấp nhận những giải đáp hiển nhiên. Ông cũng không phóng đại những nhận định của mình khi không có đủ chứng cứ – điều này đã tăng cường hơn nữa tính học thuật cho một cuốn sách vốn dĩ đã rất hay và dễ đọc”.

3 Cuộc đào thoát vĩ đại – Angus Deaton

Dù ở cấp độ tư duy cá nhân hay cấp độ chính sách xã hội, trong môn kinh tế học nói riêng hay khoa học xã hội nói chung, chúng ta thường mắc kẹt vào những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn lao: mối quan hệ giữa sự thịnh vượng và bất bình đẳng, giữa thu nhập và sức khỏe, giữa sự thành công và lối sống (của cá nhân hay cả một dân tộc) v.v…
Trong tác phẩm “Cuộc đào thoát vĩ đại1” mang tính đúc kết sự nghiệp nghiên cứu uyên thâm bền bỉ của mình, nhà kinh tế đoạt giải Nobel (2015), Ngài Angus Stewart Deaton lần đầu tiên cung cấp một phân tích sáng rõ về các mối liên hệ nhằng nhịt giữa các vấn đề này.

Angus Deaton là nhà kinh tế gốc Scotland, mang cả quốc tịch Anh và Mỹ, dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp học thuật của mình tại Đại học Princeton, Mỹ. Ông khởi đầu sự nghiệp với mối quan tâm sâu về kinh tế vi mô, nghiên cứu hành vi của đường cầu, và dành nhiều công sức cho việc thiết kế và phân tích các cuộc điều tra hộ gia đình.

Những khám phá về các hành vi của con người trong thực tiễn đã thúc đẩy ông đi tới các vấn đề phát triển căn bản như đói nghèo, ý tế, sức khỏe, bất bình đẳng, tăng trưởng kinh tế, v.v…. Đúng như kinh tế gia bậc thầy Robert Lucas (nhận giải Nobel Kinh tế năm 1995) từng nói, khi anh bắt đầu nghiên cứu về kinh tế phát triển, anh chẳng muốn tìm hiểu về cái gì khác nữa.

Trong cuộc phiêu lưu truy tầm câu trả lời cho những vấn đề phát triển căn bản nhất, như nguồn gốc của sự tăng trưởng, nguồn gốc của bất bình đẳng giữa các cá nhân và xã hội, Deaton đã dấn thân vào cuộc hành trình đi ngược lại toàn bộ quá trình phát triển của loài người, xuyên qua các nền văn minh và thời đại, sử dụng kiến thức liên ngành của nhiều môn khoa học.

4 Làm quen kinh tế học qua biếm họa – Grady Klein & Yoram Bauman

Cuốn sách sẽ đưa bạn đọc qua một hành trình khám phá hai câu hỏi lớn nhất của kinh tế vĩ mô: Các nền kinh tế phát triển như thế nào, và tại sao các nền kinh tế lại sụp đổ? Đồng thời, những khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô được diễn giải đầy thông minh, hóm hỉnh, rõ ràng với những bức tranh thật sống động, hài hước. Thật là một “của trời cho” với tất cả những ai đang muốn tìm hiểu về kinh tế học vĩ mô.

Nhận định

“Nếu bạn không muốn rơi nước mắt vì tình hình kinh tế hiện nay, tại sao lại không cười lên nào? Đây là cuốn sách nhập môn kinh tế vĩ mô lý tưởng nhất cho những ai muốn nắm bắt những gì đang xảy ra quanh mình nhưng chán ngấy những quyển sách dày đặc chữ và những thuật ngữ kinh tế khô khan.”

5 Kinh tế học hài hước – Steven D. Levitt & Stephen J. Dubner

Nói đến kinh tế học, người ta thường coi đây là một ngành khoa học ít nhiều khá khô khan, thường liên quan đến các con số, các khuôn mẫu hay chỉ đơn thuần là tiền bạc, tài chính. Ngay cả những người được giải Nobel kinh tế cũng ít khi được dư luận quan tâm như những người được giải Nobel Hoà bình, văn học hay vật lý.

Kinh tế học dường như là một ngành khoa học quá hàn lâm, quá phức tạp, quá xa với thế giới thực, một thừ gì đó mà người ta chỉ có thể quan sát từ xa chứ ít khi tham gia trực tiếp. Kinh tế học hài hước đã hình thành nên tiền đề bất tuân thủ quy ước thông thường.

Nếu chuẩn mực thể hiện cách chúng ta muốn thế giới vận động thì kinh tế học thể hiện sự vận động thực chất của thế giới.

Độc giả của cuốn sách này sẽ biết tới hàng loạt những thựctế đáng kinh ngạc và nhiều câu chuyện gấp dẫn và vui vẻ, một số có thể là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về xã hội, một số đơn giản chỉ là những chủ đề tán gẫu trong hàng vạn cuộc trà dư tửu hậu. Nhưng kinh tế hài hước học còn có thể mang tới cho độc giả nhiều hơn thế.

Đó chính là các xác định lại thế giới quan của chúng ta. Thế giới mà chúng ta đang sống chứa đầy những nhận định dựa trên những niềm tin ảo tưởng và sáo mòn được xây dựng theo thời gian.

Có quá nhiều nỗ lực trí tuệ của chúng ta bị giới hạn trong những biên giới tư duy và khái niệm đã quá cũ kỹ và đi theo lối mòn truyền thống.

Kinh tế học hài hước là một nguồn thông tin dồi dào, những phân tích đánh giá đầy sáng tạo, gợi cảm hứng, dí dỏm, hấp dẫn, có thể là tất cả những gì mỗi chúng ta cần để khởi dậy óc sáng tạo và cách tư duy hiện đại trong một thời đại tràn ngập thông tin ngày nay.

6 Sốc – sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản thảm họa – Naomi Klein

Naomi Klein đưa ra kiến giải mới về sự thành công của hệ tư tưởng kinh tế của Milton Friedman, cha đẻ học thuyết kinh tế thị trường tự do “tháo xích”, đập tan huyền thoại rằng thị trường tự do đã chiếm lĩnh toàn cầu một cách hoàn toàn dân chủ, lột trần những toan tính, những nhân tố ẩn sau các cuộc khủng hoảng và chiến tranh trên thế giới trong bốn thập kỷ đầy biến động vừa qua.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN