Top 4 loài vọoc đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam

0
2509
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài vọoc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.Voọc Cát Bà
Voọc Cát Bà (còn gọi là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà) (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) là động vật có vú thuộc bộ linh trưởng, phân bộ Haplorrhini, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi Trachypithecus, nhóm francoisi, là họ hàng gần với voọc đầu trắng ở Trung Quốc.
Có hai phân loài của voọc đầu trắng là poliocephalus và leucocephalus. Phân loài đầu tiên có lông trên đầu màu trắng và vàng, là voọc Cát Bà, phân loài sau là voọc có lông đầu màu trắng thuần túy, sinh sống ở Trung Quốc. Voọc Cát Bà là loài linh trưởng rất quý hiếm chỉ có trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng với diện tích sinh sống nhỏ hơn 100 km² và có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và có lẽ là dạng linh trưởng hiếm nhất ở châu Á.

2.Voọc đen má trắng
Voọc đen má trắng (danh pháp hai phần: Trachypithecus francoisi) là loài vật đặc trưng của nhóm voọc, thuộc bọ Linh trưởng Tuy nhiên đây cũng là loài voọc ít được nghiên cứu nhất.

Loài voọc này sống ở tây nam Trung Quốc và đông bắc Việt Nam. Trước năm 1990, voọc đen má trắng có mặt tại 23 nước với tổng số lượng là 2.000-2.500 cá thể. Ước đoán hiện nay chỉ còn dưới 500 con ở Việt Nam và 1.400-1.650 ở Trung Quốc.Ngoài ra có khoảng 60 con ở các vườn thú Bắc Mỹ.

3.Voọc Hà Tĩnh
Voọc Hà Tĩnh hay Voọc đen Hà Tĩnh (tên khoa học Trachypithecus hatinhensis) được tìm thấy trong các khu rừng núi đá vôi thuộc tỉnh Quảng Bình. Một cuộc khảo sát gần đây đã phát hiện một quần thể voọc Hà Tĩnh sống ở tỉnh Quảng Trị. Tuy được đặt tên là voọc Hà Tĩnh nhưng loài này không phân bố tại tỉnh Hà Tĩnh.

Người dân tộc Vân Kiều gọi loài này là ‘con cung’ nghĩa là ‘loài khỉ đen đuôi dài sống trong hang đá’ . Loài này khá gần với loài voọc đen má trắng (T. francoisi), nhưng sọc trắng của nó kéo dài từ tai đến gáy

Loài động vật này sống theo từng đàn từ 2 đến 15 cá thể, nhưng cũng gặp những nhóm tới 30 cá thể


4.Voọc quần đùi trắng
Voọc quần đùi trắng hay voọc mông trắng (danh pháp khoa học: Trachypithecus delacouri), loài linh trưởng cỡ lớn thuộc họ Khỉ Cựu thế giới (Cercopithecidae), bộ Linh trưởng (Primates), đặc hữu của Việt Nam. Tại Việt Nam, là loài đặc hữu quý hiếm, có tên trong “Sách Đỏ” của Việt Nam và thế giới; cần được bảo vệ. Đây là một trong năm loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu.


5.Cà đác
Cà đác còn gọi là voọc mũi hếch Bắc Bộ (danh pháp khoa học: Rhinopithecus avunculus) là một loài voọc có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược.

Bản địa cà đác là khu rừng tre nứa các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và Quảng Ninh. Đây là những thửa rừng cận nhiệt đới dưới cao độ 1.500 m với nhiệt độ mát mẻ. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.

Hai khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang là hai khu vực chính còn lại có cà đác sinh sống. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang được thành lập là với mục đích bảo vệ sinh thái cho loài cà đác. Năm 2002 phát hiện thêm một đàn cà đác ở khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, tỉnh Hà Giang. Tháng Tư năm 2008 khoa học gia thuộc Fauna and Flora International (FFI, Động vật và thực vật Quốc tế) cũng phát hiện thêm nhóm cà đác nữa ở miền Tây Bắc, nâng tổng số lên khoảng 250 cá thể trên toàn thế giới.

Vì bị đe dọa nghiêm ngặt cà đác được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.


6.Chà vá chân đỏ
Chà vá chân đỏ hay còn gọi là Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) thuộc họ Khỉ Cựu Thế giới (để phân biệt với loài khỉ tân thế giới), và là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng. Chúng còn được biết đến với tên “Vooc ngũ sắc” cũng bởi vẻ ngoài độc đáo này. Từ đầu gối đến mắt cá chân của Voọc chà vá chân đỏ giống như “đôi tất dài màu nâu đỏ”, cẳng tay trước của chúng như được phủ một lớp găng tay trắng vậy. Nhưng bàn tay và đôi chân thì lại có màu đen. Vooc chà vá chân nâu có vành râu quai nón màu trắng và thường của con đực sẽ rậm rạp hơn. Mí mắt của chúng màu xanh dương nhẹ. Đuôi trắng và có cụm lông trắng ở phía cuối. Con đực ở mọi lứa tuổi đều có mảng trắng ở hai bên mông và bộ phận sinh dục màu đỏ và trắng.

Từ “Voọc” tiếng Việt có nghĩa là “khỉ”. Loài voọc là loài khỉ sống trên cây, ăn, ngủ trên các cành cây trong rừng và hoạt động vào ban ngày. Chà vá chân nâu là loài khỉ ăn lá đặc hữu của Việt Nam và Lào. Chúng là một trong những động vật quý hiếm và bị săn bắn quá mức ở đây.


7.Chi Chà vá
Các tên gọi dùng chung cho ba loài này là voọc vá, voọc chà vá, voọc linh, khỉ chú lính (cách gọi của người Tày), dộc (cách gọi của người Mường), elơva (cách gọi của người Ê Đê).

Các loài khỉ trong phân họ Colobinae này có bề ngoài khá sặc sỡ. Chà vá chân nâu có hai chân với màu nâu đỏ sáng đặc trưng (từ đầu gối tới mắt cá chân) cùng các vệt đỏ quanh mắt. Ngược lại, chà vá chân xám trông ít sức sống hơn, với các chân có màu xám lốm đốm và mặt màu vàng da cam. Cả hai đều có thân màu xám lốm đốm, lông trên tay và bàn chân màu đen và má màu trắng, mặc dù các lông trên má của chà vá chân nâu dài hơn của chà vá chân xám. Chà vá chân đen có màu lông trên toàn bộ chân màu đen. Hai chân và đuôi dài cho phép chúng trở thành những động vật rất nhanh nhẹn trên các cành và ngọn cây, là nơi sinh sống của chúng.

Mặc dù chúng còn được gọi là “voọc chà vá”, nhưng trên thực tế chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài khỉ mũi dài và voọc mũi hếch, hơn là với các loài voọc thực sự.


8.Voọc xám Đông Dương
Voọc xám Đông Dương (Danh pháp khoa học: Trachypithecus phayrei crepusculus) hay còn gọi là Voọc xám Đông Nam Á hay gọi đơn giản là Voọc xám ở Việt Nam, là một trong ba phân loài của loài Voọc xám (Trachypithecus phayrei) phân bố ở vùng Đông Nam Á. Một số nghiên cứu cho rằng chúng được coi là một loài riêng biệt với danh pháp khoa học là Trachypithecus crepusculus, danh pháp đồng nghĩa Presbytis crepusculus. Chúng là loài linh trưởng phân bố ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số lượng của loài này ở Việt Nam không còn nhiều. Mức độ đe dọa ở bậc V (sắp nguy cấp, số lượng còn rất ít).

Voọc xám phân bố ở nhiều khu rừng từ Tây Bắc cho đến Nghệ An. Chúng có bộ lông màu xám tro, trên đầu có mào lông, da bao quanh mắt có màu xanh, lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Voọc xám sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Hiện trạng về phân bố, và số lượng voọc xám ở Việt Nam trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN