Top 6 tựa sách hay về nước mỹ được nhiều người mua nhất hiện nay

0
2900
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về nước mỹ được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Quá Trẻ Để Chết: Hành Trình Nước Mỹ

– Trong số những cuốn sách du ký về nước Mỹ, cuốn “Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ” của chị chứa đựng điều gì khác biệt?

– Điều khiến tác phẩm của tôi không lẫn vào vô vàn sách du ký về nước Mỹ là tôi kể lại trải nghiệm của chính tôi, với góc nhìn của riêng tôi về đất nước này.

Tôi đã đi và hòa mình vào văn hóa Mỹ không phải từ cái nhìn của công dân một nước đang phát triển lần đầu đến xứ cờ hoa, choáng ngợp với một quốc gia to lớn, hiện đại và thấy mình sao mà nhỏ bé đơn độc. Ngược lại, tôi tin đó là cái nhìn của một người lữ hành dày dạn kinh nghiệm. Tôi nhìn một xứ sở mới, những con người mới với cái nhìn bình đẳng, điềm nhiên, không định kiến. Tôi xem nước Mỹ và người Mỹ ở tâm thế tôn trọng và bình đẳng, như một kẻ biết người rất giỏi nhưng cũng hiểu rõ những giá trị của bản thân.

2 Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ

Đây là những câu hỏi mà nhà văn giải Nobel của Mỹ John Steinbeck tự hỏi mình ở tuổi 58. Để trả lời các câu hỏi đó, ông quyết định lái một chiếc tải rong ruổi khắp nước Mỹ, từ thành phố New York bờ Đông, xuyên qua đồng bằng lớn miền Trung, qua vùng núi Montana, sang California ở bờ Tây, đi dọc bờ miền Tây xuống Texas ở phía nam, đi xuyên các bang miền Nam, rồi trở lại New York. Đấy là một hành trình gần mười sáu ngàn cây số mà John Steinbeck gọi là hành trình “đi tìm nước Mỹ”. Ông chỉ có một người bạn đồng hành duy nhất là con chó xù Charley.

John Steinbeck tìm thấy có lẽ không phải một nước Mỹ mà là rất nhiều nước Mỹ trên cùng mảnh đất Mỹ. Ông thấy không phải một khái niệm “người Mỹ” đồng nhất mà là rất nhiều người Mỹ khác nhau – khác ở địa lý sống, ở sự giàu nghèo, ở niềm tin tôn giáo, ở quan điểm chính trị, ở quan niệm về “giấc mơ Mỹ” và “giá trị Mỹ”. Và như thế, tuy “tìm nước Mỹ” nhưng đây cũng là hành trình John Steinbeck tìm hiểu chính bản thân mình khi ông, với tư cách một nhà văn, đối diện với những người đồng bào đa dạng của mình, những phong cảnh thiên nhiên và thực trạng xã hội phức tạp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông cũng tìm thấy mình trong lúc ông, với tư cách một con người, đối mặt với những khó khăn khi rong ruổi ba tháng liên tục trên đường ở một tuổi không còn trẻ, với một con chó vừa là bạn đồng hành trung thành nhưng cũng có lúc giống một đứa bé khó chiều.

Đọc Tôi, Charley, và hành trình nước Mỹ, bạn sẽ đồng hành với Steinbeck trong việc tìm kiếm nước Mỹ cũng như tìm hiểu bản thân ông; và có thể bạn cũng sẽ tìm kiếm được mình trong sự đồng vọng với hành trình của một nhà văn đã luôn đứng vế phía những người lao động, đã thấy tổ quốc mình tồn tại không phải ở các địa danh mà trước hết, và quan trọng nhất, ở những con người đã lựa chọn mảnh đất này làm nơi sinh sống và, dù khác nhau, đều chỉ đang cố gắng thực hiện một hành trình tồn tại xứng đáng nhất.

3 Nước Mỹ – Những Ngày Xê Dịch

Tác giả Nguyễn Hữu Tài vừa ra mắt tập du ký Nước Mỹ & những ngày xê dịch. Ấn phẩm có phần khác hẳn những tập truyện ngắn, tản văn mà anh từng viết. So với các cuốn sách trước, những câu chuyện lần này hướng về độc giả nhiều hơn chứ không hẳn chỉ cho riêng anh với những khắc khoải cá nhân. Sách chứa nhiều thông tin, tiết chế xúc cảm, để phác họa lại những cung đường mà anh đã đi qua ở Mỹ. Ước muốn lớn nhất của Hữu Tài là được chia sẻ những trải nghiệm, những điều mắt thấy tai nghe nơi xứ người.
Nước Mỹ & những ngày xê dịch được chia thành hai phần: “Giấc mơ và vẻ đẹp Mỹ” và “Dọc ngang nước Mỹ”. Ở phần thứ nhất, tác giả Nguyễn Hữu Tài sử dụng lối viết thẳng tưng vốn là văn phong quen thuộc của anh. Qua ngòi bút ấy, nước Mỹ hiện lên không chỉ là một “miền đất hứa” như nhiều người tưởng. Các bài viết “Làm neo (nail) hay làm hãng”, “Những người khốn khổ” hay “Công ty công tiếc” lột tả cuộc sống đa màu sắc và vất vả nơi xứ người của nhiều người Việt. Họ làm việc chăm chỉ, vươn lên từ hai bàn tay trắng và họ cũng phải vật lộn trong cuộc mưu sinh, xoay vần trong những nhu cầu cá nhân.

Ở phần hai, Hữu Tài có 17 bài viết về những nơi anh đã đi qua trên đất Mỹ. Mỗi địa danh, anh lại lồng vào một định nghĩa có thể gây tò mò, hoặc ám ảnh cho người đọc. “Newport – thiên đường nghỉ dưỡng mùa hè”, hay “Đi tìm những thiên thần giữa Los Angeles”, “San Jose, thung lũng hoa vàng”… Ngòi bút và cái nhìn “trong veo” gặp gì cũng yêu của tác giả khiến người đọc không cưỡng được suy nghĩ: “Giá mình cũng được đến tận nơi để nhìn ngắm một lần”.

4 Nước Mỹ Nhìn Từ Bên Trong

Nước Mỹ nhìn từ bên trong (Crippled America), được Donald Trump soạn ra từ năm 2015 như cương lĩnh tranh cử chính thức của mình.

Trong đó, ông đã chỉ ra cặn kẽ sự “què quặt” của nước Mỹ trong từng chương sách. Đó là sự què quặt do khủng hoảng quan hệ ngoại giao, quốc phòng, thương mại; sự què quặt do nạn nhập cư trái phép, tỷ lệ tội phạm và luật sở hữu súng đạn; sự què quặt vì cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, việc làm, chính sách thuế… đều đã xuống cấp và bất cập nghiêm trọng.

Qua từng chương sách, bạn đọc sẽ thấy Trump không chỉ sắc sảo trong suy nghĩ và lập luận, mà ông còn đầy nhiệt huyết và tham vọng vực dậy nước Mỹ suy yếu què quặt, kêu gọi cử tri Mỹ cùng chia sẻ quyết tâm làm nước Mỹ hùng mạnh trở lại, như chính ông đã viết ngay trong lời tựa của cuốn sách:

“Cuốn sách này được soạn ra để người đọc hiểu rõ thêm về tôi cùng những ý tưởng của tôi cho tương lai chúng ta. Tôi là một người nhã nhặn, nhưng cũng đầy nhiệt huyết và quyết tâm xây dựng đất nước chúng ta hùng mạnh trở lại.”

“Đã đến lúc chúng ta xoay chuyển nước Mỹ từ tuyệt vọng và giận dữ thành một đất nước vui sướng và thành công.”

5 Viết Về Nước Mỹ – Hoa Ve Chai Trên Đất Mỹ
Từ bảy năm qua, mỗi năm Việt Báo Daily News phát hành tại Hoa Kỳ lại tổ chức cuộc thi Viết Về Nước Mỹ. Ban giám khảo gồm những học giả, nhà văn, nhà báo có uy tín, người tham dự thì đủ mọi thành phần xã hội từ chị nail, anh cắt cỏ, em rửa xe cho đến những kỹ sư, bác sĩ, giáo sư đại học…, nhiều lứa tuổi, những người Việt định cư ở Hoa Kỳ và cả những người chỉ ghé thăm hoặc công tác tại Hoa Kỳ một thời gian ngắn.

Những bài viết tham dự cuộc thi đều cùng mô tả, bày tỏ nỗi vui buồn của mình về những tháng ngày vượt qua chính mình để hội nhập xã hội Hoa Kỳ, để tồn tại, để bứt phá vươn lên.

Trong những bài viết gồm nhiều thể loại khác nhau, người đọc dễ nhận ra tình cảm ấm áp, thiết tha dành cho quê hương của mỗi tác giả…

* * * * *

Họ là người Việt Nam. Sống trên đất Mỹ.

Họ đã ở đó bao lâu rồi?

Điều đó chẳng quan trọng.

Ta chỉ muốn biết:

Họ nghĩ gì về nước Mỹ, xứ sở họ đang sống?

Họ nghĩ gì về quê hương, nơi họ luôn hướng về?

Bao nỗi lòng chất chứa trong khối óc và trái tim của những người con xa xứ, những trải nghiệm đau thương, những nỗi đau tê tái, kẻ ở lại – người ra đi trong nước mắt, giấc mộng đoàn tụ với gia đình, niềm vui thành công nơi đất khách quê người khắc nghiệt… Tất cả, đều đong đầy, thấm đẫm trên từng trang sách của trong bộViết Về Nước Mỹ.

Ta sẽ thấy ở họ – những đồng bào ruột thịt của chúng ta – sống những chuỗi ngày mệt óc lẫn lao lực để kiếm tiền, với mong muốn nhỏ nhoi đánh đổi nó để lấy một bữa cơm hạnh phúc giản đơn trong cuộc sống.

Ta sẽ cảm nhận được rằng cái lạnh của tiết trời thật ra chẳng thấm thía gì so với cái lạnh trong tâm hồn người ra đi. Nó bén như một con dao sắc ngày ngày cứa lấy trái tim họ.

Luôn có một cái gì đó nghẹn ngào dâng lên nơi sóng mũi khi chứng kiến những Việt Kiều con vui mừng nhảy cỡn la lên: “Thoát khỏi Việt Nam rồi! Thoát Việt Nam rồi!” Còn có thể mong đợi gì lúc chúng lớn lên, học hành thành tài rồi về giúp đỡ quê hương đất nước?

Và chua chát thay khi có một thứ Tiếng Việt lai căng như thế này: “Anh chỉ báo cáo chậm một ngày là tôi do something rồi. Nhưng mà OK. Anyway tôi cho anh một cái chance. OK để anh try. OK cho next time. Ok?”

Nhưng, những khía cạnh trong đời sống trên đất Mỹ đâu chỉ có thế. Cái tình người Mỹ còn dạy cho họ những bài học quý giá, thậm chí cưu mang bao cuộc đời dang dở của những kẻ tha phương. Để khi nhắc lại về người Boss cũ, về cậu bé da đen ở quán kem, hay về chính đất nước tự do này, họ lại thầm cảm ơn và tự hào khôn xiết.

Và còn đây, tản mản trên từng trang viết là những câu chuyện thật lạ của tuổi 50 du học trên đất Mỹ, của “văn hóa” thương con kiểu Việt Nam, hay cái ngồ ngộ khi người Mỹ thương quý chó đến nỗi nhiều buổi sáng đi dạo gặp người Mỹ quen, họ không chào mình trước mà rất vui vẻ tự nhiên: “Good mornning, Minie!” (lưu ý: Minie là tên một “em” chó!)

Vậy thì, tìm đâu thấy những nghĩ suy của đồng bào ta trong bao tháng năm sống xa quê nhà? Những câu chuyện trong bộ sách Viết Về Nước Mỹ chính là chìa khóa để mở ra câu hỏi đầy hóc búa đó.

6 Nước Mỹ (Kẻ Mất Tích)

“Tác phẩm là nhát búa phá vỡ biển cả đã đóng băng trong chúng ta.” – Franz Kafka

Cập cảng New York trên một con tàu lớn khủng khiếp, Karl Roßmann, kẻ tội đồ từng gây tội lỗi tình ái ở quê hương được chào đón bởi Nữ thần Tự do giương cao thanh kiếm giữa bầu trời lồng lộng. Cảnh tượng bỗng đột nhiên trở nên chói lọi. Từ đây, Karl rơi thẳng vào vòng xoáy rủi may may rủi đến chóng mặt. Karl đã trải nghiệm cuộc sống lên voi xuống chó khôn lường dở cười dở khóc nơi miền đất của những cơ hội thần kỳ. Và tương lai của cậu là gì? Điều đó không ai biết, bởi vì tiểu thuyết đã dừng bước ngay khi chuyến tàu đưa nhân vật chính đến vùng đất có cái tên hư hư thực thực – Oklahama – chỉ vừa mới khởi hành…

Nước Mỹ (Kẻ mất tích) – tiểu thuyết đầu tiên, và hài hước nhất của Franz Kafka như tia sáng lẻ loi bên ngoài chùm tác phẩm đã trở thành huyền thoại vẫn thường được nhắc đến là Hóa thân, Vụ án và Lâu đài. E. L. Doctorow – nhà văn đương đại lớn hàng đầu nước Mỹ đánh giá đây là câu chuyện hiện đại, mang tầm tư tưởng lớn về nước Mỹ như một nơi chốn chưa ai từng thấy, trong một thời kỳ lịch sử không thể nhận dạng, vì nó được Kafka, dù chưa từng đặt chân đến Mỹ, viết nên từ những yếu tố thần thoại trong chính tâm trí thiên tài của ông

“Để nêu danh một nhà văn đã đặt dấu ấn sâu đậm lên thời đại của chúng ta không kém gì Dante, Shakespeare hay Goethe, thì với các thế hệ đương thời, đó nhất định là Kafka.” – W.H.Auden

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN