Cuộc sống hiện đại với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, những áp lực trong công việc, kèm theo lối sống công nghiệp ít vận động… là những nguyên nhân khiến bệnh tim mạch ngày càng tăng cao. Vậy bạn nên làm gì để có một trái tim khỏe mạnh? Điểm qua 8 bí quyết để có được trái tim khỏe mạnh nhé!
1. Tránh mỡ động vật
Có cần phải giảm thiểu lượng chất béo có trong bữa ăn hàng ngày không? Theo GS Weinmann thì không. Điều này không giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mà còn ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể.
Điều quan trọng cần phân biệt lipid có lợi và lipid có hại là nên tránh các loại chất béo động vật: bơ, kem, pho mát nhiều chất béo, xúc xích, thịt mỡ… Cần tăng thêm các loại hạt giàu a-xít béo bão hòa như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, đậu phụng, mè, chất béo có nguồn gốc thực vật…
2. Duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục đều đặn
Đi bộ là một cách đơn giản để bắt đầu. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn về mức độ tập luyện phù hợp với bạn.
3. Giảm căng thẳng
Nhiều nghiên cứu xác định căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim lớn nhất. Căng thẳng gây đau nhức cơ thể, tăng cảm giác lo lắng và giảm năng lượng. Thu xếp thời gian làm những điều mình thích như trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc, đọc sách, xem phim hay làm vườn, thiền…
4. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
Giấc ngủ là cực kì quan trọng đối với sức khỏe chúng ta, ngủ ít hoặc không đủ giấc thường là nguyên nhân chính làm gia tăng lượng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và béo phì. Những người ngủ quá ít (ít hơn 6 tiếng một ngày) sẽ có nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ. Nhiều người vì ham làm việc đến nỗi bỏ bê cả giấc ngủ, đó là điều không nên làm chút nào. Thời gian là quan trọng, tuy nhiên đừng tiếc thời gian cho một giấc ngủ bở vì cái giá bạn phải trả có khi rất đắt đấy!
5. Bổ sung thêm trái cây
Ăn nhiều trái cây tươi, trái cây sấy khô (hạnh nhân, hạt dẻ…) nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 40%.
Nước ép hoa quả không nên dùng nhiều vì đã bị mất một phần chất xơ, thêm vào đó có chỉ số đường huyết cao.
6. Nấu ăn ở nhà
Việc đi chợ và nấu ăn ở nhà giúp giảm tiêu thụ thức ăn chế biến, thực phẩm công nghiệp. Chính điều này hạn chế dùng quá nhiều mỡ động vật, muối, đường – bộ ba gây nguy hại cho tim và động mạch.
7. Hạn chế dùng đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như rượu, bia cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu như bạn dùng với dung lượng lớn và thường xuyên. Không nên uống quá một cốc mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 cốc mỗi ngày đối với nam giới. Uống bia rượu với liều lương ít và điều độ, có lợi cho sức khỏe (Điều này ở Việt Nam ít ai làm được lắm, đã uống thì phải nửa thùng). Nhưng nếu uống nhiều sẽ gây tác hại cho sức sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng, làm tăng áp lực ở các động mạch. Đây chính là hiện tượng tăng huyết áp, vốn là kẻ thù của tim. Vì chứa nhiều calo nên bia rượu còn làm tăng cân, gây nguy cơ đái tháo đường cao.