Ngủ đủ giấc mỗi ngày là yếu tố quan trọng để tăng cường và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngủ đủ giấc theo quy định, không nên ngủ quá nhiều mỗi ngày. Dưới đây là 7 tác hại khi ngủ quá nhiều cần tránh!
1. Nhức đầu
Nếu bạn thường bị nhức đầu mà không biết lý do thì hãy kiểm tra lại xem bạn có ngủ quá nhiều hay không nhé. Bởi các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi bạn ngủ quá nhiều, một số chất dẫn truyền thần kinh bao gồm cả serotonin bị giảm hẳn. Từ đó gây áp lực lên não bộ và thần kinh nên bạn thường bị nhức đầu mỗi khi thức dậy.
2. Nguy cơ bệnh tim tăng cao
Ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim lên đến 34%. Đặc biệt, phụ nữ thường ngủ nhiều hơn đàn ông nên nguy cơ bệnh tim do ngủ nhiều cũng cao hơn. Một nghiên cứu gần 72.000 phụ nữ cho thấy rằng phụ nữ ngủ từ 9 – 11 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 38% so với phụ nữ ngủ đủ 8 giờ.
3. Khiến cho não nhanh già hơn
Ngủ quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của não, vì nó khiến não bộ lão hóa nhanh hơn. Ngoài ra, giấc ngủ quá mức có thể là điểm đánh dấu sự gián đoạn sinh học hoặc các vấn đề sức khỏe, do đó có thể dẫn đến sự thay đổi cấu trúc não và suy giảm chức năng nhận thức.
Một nghiên cứu năm 2011 được đăng trên tạp chí Sleep cho thấy thời gian ngủ ngắn hoặc dài là yếu tố quan trọng gắn liền với sự suy giảm trí nhớ và có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.
4. Tăng khả năng từ vong do việc ngủ quá nhiều
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những người ngủ bình quân dưới 4 tiếng/ngày hoặc trên 10 tiếng/ngày, dù nam hay nữ, đều có tỷ lệ tử vong cao vì nó gây ra những rối loạn về hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, là nguồn gốc phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm và suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng.
5. Tăng nguy cơ tiểu đường
Ngủ nhiều làm tăng lượng đường trong máu, do đó tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2 cho bạn. Ngủ nhiều và tăng cân cũng góp phần làm thúc đẩy bệnh này.
6. Thừa cân
Việc bạn ngủ quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bạn bởi vì bạn đã dùng thời gian ngủ đó để tích tụ mỡ thừa thay vì hoạt động để tiêu hao các thức ăn và chất dinh dưỡng mà bạn đã nạp vào cơ thể. Đồng thời, cơ thể có ít thời gian hơn để đốt mỡ so với những người ngủ đều đặn đủ giấc, vì thế bạn đừng thắc mắc tại sao mình không ăn quá nhiều nhưng ngày càng mũm mĩm nhé.
7. Tổn thương hệ tiêu hóa
Bạn cần ăn ít nhất là trước hai tiếng trước khi đi ngủ để cơ thể có thể làm công việc của nó, đó chính là tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên vào buổi sáng bạn lại thức dậy quá trễ khiến cho dạ dày đã chịu rỗng suốt đêm, nay lại còn kéo dài. Điều này lâu ngày khiến bạn mắc các chứng bệnh viêm loét dạ dày bởi kể cả khi bạn không nạp thức ăn vào cơ thể thì dạ dày vẫn hoạt động như thường lệ, nó sẽ tiết dịch vị dạ dày và co bóp khiến cho hoạt động của dạ dày dần trở nên kém đi.