Top 7 quốc gia có tỉ lệ tham những cao nhất trên thế giới

0
1388
Vật Phẩm Phong Thủy

Tham những hiện đang được xem là một vấn nạn xã hội của tất cả các quốc gia và cuộc chiến chống tham nhũng luôn tốn không ít công sức với những nhà lãnh đạo . Vậy nước nào đang là quốc gia có tỉ lệ tham nhũng cao nhất, chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1. Venezuela
Venezuela (tên chính thức là Cộng hòa Bolivar Venezuela, tiếng Tây Ban Nha: República Bolivariana de Venezuela, [reˈpuβlika βoliβaˈɾjana ðe βeneˈswela], tên gọi trong tiếng Việt: Cộng hoà Bô-li-va-ri-a-na Vê-nê-du-ê-la[4], đôi khi là Vê-nê-xu-ê-la) là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc. Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela. Thuộc khu vực nhiệt đới, khí hậu Venezuela đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Diện tích nước này là 916.445 km², dân số khoảng 28 triệu người.

Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế.

Venezuela hiện đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao tới gần 27% theo tính toán của Wall Street Journal. Năm 2009, nước này tăng trưởng âm 2,9%

2. Sudan
Sudan (phiên âm tiếng Việt: Xu-đăng), tên chính thức là Cộng hòa Sudan (tiếng Ả Rập: السودان as-Sūdān), là một quốc gia ở châu Phi. Quốc gia này nằm ở điểm giao giữa Sừng châu Phi và Trung Đông. Sudan tiếp giáp với Ai Cập ở phía Bắc, Biển Đỏ ở phía Đông Bắc, Eritrea và Ethiopia ở phía Đông, Cộng hòa Trung Phi ở phía Tây Nam, Tchad ở phía Tây và Libya ở phía Tây Bắc, Nam Sudan ở phía nam. Sudan có diện tích lớn thứ 16 trên thế giới.

Ngay cả với lợi nhuận dầu trước khi sự ly khai của Nam Sudan, Sudan vẫn còn phải đối mặt với các vấn đề kinh tế lớn và sự phát triển của nó vẫn còn chưa chắc chắn. Trong mọi trường hợp, nền kinh tế ở Sudan đã được phát triển từ hơn mười năm qua, và theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tăng trưởng GDP năm 2010 là 5,2% so với 4,2% năm 2009.Sự tăng trưởng này là duy trì ngay cả trong cuộc khủng hoảng ở Darfur và giai đoạn độc lập tự chủ của Nam Sudan.


3. Argentina
Argentina (thường được phiên âm trong tiếng Việt là Ác-hen-ti-na[10]), tên chính thức là Cộng hòa Argentina (tiếng Tây Ban Nha: República Argentina, phát âm [reˈpuβlika arxenˈtina]), là quốc gia lớn thứ hai ở Nam Mỹ theo diện tích đất, sau Brasil. Quốc gia này theo thể liên bang, hình thành với 23 tỉnh và một thành phố tự trị là thủ đô Buenos Aires. Argentina có diện tích đứng thứ tám trên thế giới về diện tích đất liền và lớn nhất trong số các nước nói tiếng Tây Ban Nha, mặc dù México, Colombia và Tây Ban Nha đông dân hơn.

Argentina hiện tại là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Mỹ Latinh (sau Brasil và México), có truyền thống sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp tương đối phát triển, với các ngành mũi nhọn như chế biến thực phẩm, dầu khí, luyện kim, chế tạo ô tô, năng lượng nguyên tử, sinh học… Tính đến năm 2016, GDP của Argentina đạt 541.748 USD, đứng thứ 21 thế giới. GDP theo sức mua tương đương là 20,972 USD, đứng thứ 66 thế giới và đứng thứ 5 khu vực Mỹ Latin.

Trong thập niên 1980, kinh tế Argentina bị khủng hoảng như nhiều nước Mỹ Latinh khác, từ đầu thập niên 1990 dần được phục hồi, từ 1996 – 2001 quay lại chu kỳ suy thoái và 2002 rơi vào khủng hoảng trầm trọng (tăng trưởng GDP -10,9%, lạm phát 41%), đồng nội tệ bị phá giá, nợ nước ngoài lên đến mức kỷ lục (134 tỷ USD). Đến năm 2003 bắt đầu quá trình hồi phục mới, giai đoạn 2003-2008 kinh tế phát triển mạnh đạt mức tăng trưởng GDP bình quân 8,2%/năm. Năm 2009, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, kinh tế suy giảm mạnh, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,9% (tương đương 301 tỷ USD). Từ năm 2010, kinh tế được phục hồi và tăng trưởng trở lại tuy còn chưa ổn định, GDP 6 tháng đầu năm đạt 9,4%, dự kiến cả năm đạt trên 7%, trao đổi thương mại 8 tháng đầu đầu năm đạt gần 80 tỷ USD (so với gần 100 tỷ) của năm 2009), dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 51 tỷ USD (năm 2009 là 45 tỷ), tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 8,4% (2009) xuống còn 7,9%, lạm phát ở mức 11,2%.

Hàng xuất khẩu chủ yếu là ngũ cốc, thịt bò, da bò, dầu thực vật, hàng công nghiệp. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận tải, hoá chất. Các thị trường xuất nhập khẩu chính: NAFTA (Mỹ, Canada, México), Trung Quốc, EU, Mercosur.


4. Syria
Syria (tiếng Pháp: Syrie, tiếng Ả Rập: سورية sūriyya hoặc سوريا sūryā; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri [5][6]), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (tiếng Ả Rập: الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Như một kết quả của một nền kinh tế kế hoạch trung ương không hiệu quả và tham nhũng, Syria có các tỷ lệ đầu tư thấp, và các mức độ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thấp. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của nước này xấp xỉ 2.9% năm 2005, theo các thống kê của IMF. Hai cột trụ chính của nền kinh tế Syria là nông nghiệp và dầu mỏ. Ví dụ, nông nghiệp chiếm 25% GDP và sử dụng 42% tổng lực lượng lao động. Chính phủ hy vọng thu hút đầu tư mới trong du lịch, khí tự nhiên, và ngành dịch vụ để đa dạng hoá nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và nông nghiệp. Chính phủ đã bắt đầu tiến hành các cải cách kinh tế với mục đích tư nhân hoá hầu hết các thị trường, nhưng cải cách vẫn còn rất chậm. Vì các lý do ý thức hệ, việc tư nhân hoá các doanh nghiệp chính phủ vẫn bị phản đối mạnh. Vì thế các lĩnh vực chính của nền kinh tế gồm cả lọc dầu, quản lý cảng biển, vận tải hàng không, sản xuất điện, và phân phối nước, vẫn hoàn toàn trong quyền kiểm soát của chính phủ.


5. Malawi
Malawi , tên chính thức Cộng hòa Malawi, là một quốc gia không giáp biển tại Đông Nam Phi, từng được gọi là Nyasaland. Nó giáp với Zambia về phía tây bắc, Tanzania về phía đông bắc, và Mozambique về phía đông, đông nam và tây nam. Hồ Malawi nằm giữa nước này và Tanzania-Mozambique. Malawi có diện tích 118.000 km2 (45.560 sq mi) với dân số ước tính 16.777.547 (2013). Thủ đô là Lilongwe, cũng là thành phố lớn nhất Malawi; các thành phố theo sau là Blantyre, Mzuzu và cố đô Zomba. Cái tên Malawi xuất phát Maravi, cái tên cũ của người Nyanja sinh sống tại đây. Nước này còn có biệt danh “Trái tim ấm của châu Phi”.

Malawi có dân số trên 15 triệu, với tỷ lệ gia tăng 2,75%, theo ước tính 2009.Dân số được dự đoán sẽ đạt hơn 45 triệu vào năm 2050, gấp ba lần dân số ước tính 16 triệu năm 2010.


6. Ghana
Người dân Ghana cho rằng lịch sử của họ bắt nguồn từ Vương quốc Ghana cổ xưa tồn tại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII tại phía tây châu Phi, nhưng đến khi vương quốc này sụp đổ thì cư dân của nó đã di cư xuống phía nam và lập nên những tiểu quốc Fante và đặc biệt là Vương quốc Ashante hùng mạnh. Những mối liên hệ về thương mại với người Bồ Đào Nha được thiết lập từ thế kỷ XV và đến năm 1874, Ghana trở thành một thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Năm 1957, Ghana trở thành thuộc địa đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara giành được độc lập.

Đồng tiền mới, Ghana Cedi, đã dần đi vào ổn định và đến năm 2009 trung bình $1 USD =Gh¢ 1.4 . Thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng được áp dụng ở Ghana bắt đầu từ năm 1989 với một mức tỉ lệ áp dụng chung cho tất cả (các loại hàng hóa hoặc cá nhân). Bắt đầu từ tháng 9 năm 2007, chế độ thuế được chia thành nhiều mức tỉ lệ khác nhau.


7. Belarus
Belarus ( /bɛləˈruːs/ bel-ə-ROOSS-‘; tiếng Belarus: Белару́сь, tr. Bielaruś, IPA: [bʲɛlaˈrusʲ], tiếng Nga: Беларусь, Белоруссия, Belarus, Belorussiya), chính thể hiện tại là Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Рэспубліка Беларусь, tiếng Nga: Республика Беларусь) là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu, giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam, Ba Lan ở phía Tây, và Latvia và Litva ở phía Tây Bắc. Thủ đô hiện tại của Belarus là Minsk; với các thành phố lớn khác bao gồm Brest, Grodno (Hrodna), Gomel (Homiel), Mogilev (Mahilyow) và Vitebsk (Vitsebsk). Chỉ có 40% diện tích 207.595 km2 (80.200 dặm vuông) của đất nước này là rừng, và các ngành kinh tế nổi trội của đất nước này là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo.

Tính đến năm 2016, GDP của Belarus đạt 48.126 USD, đứng thứ 83 trên thế giới và đứng thứ 28 châu Âu.

Kinh tế Belarus từng bị tác động bởi tình hình chính trị bên trong nhà nước cộng hoà. Sự tác động chủ yếu diễn ra dưới hình thức những lệnh trừng phạt chống lại giới lãnh đạo Belarus. Ví dụ, Liên minh châu Âu đã thông qua Quy định Hội đồng (EC) Số 765/2006 ngày 18 tháng 5 năm 2006. Quy định buộc đóng băng các khoản tiền của Tổng thống Lukashenka cùng 30 tới 35 viên chức cao cấp Belarus. Lệnh trừng phạt cũng ngăn cản sự đi lại của các vị lãnh đạo đó. Lệnh này được EU đưa ra sau khi họ tuyên bố cuộc bầu cử ngày 19 tháng 3 năm 2006 không công bằng và có sự đàn áp phe đối lập.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN