TOP 7 phim hay ý nghĩa nhất chuyển thể từ văn học Việt Nam

0
1759
Vật Phẩm Phong Thủy

Trong khối lượng đồ sộ các tác phẩm của văn học Việt Nam, có những tác phẩm mà từng câu, từng chữ của nó đã thấm đẫm chất điện ảnh. Dưới đây là top 7 phim hay nhất được chuyển thể từ văn học Việt Nam.

1. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh được chuyển thể từ truyện dài của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh, dưới bàn tay của đạo diễn Victor Vũ, câu chuyện tuổi thơ bình dị trong trẻo trở nên sinh động, đẹp đẽ mà vẫn chân thật, mặc dù không có sự tham gia của các diễn viên nỗi tiếng nhưng phim nhanh chống nhận được sự quan tâm của hàng nghìn khán giả sau khi ra mắt Trailer.

2. Tấm Cám: Chuyện chưa kể

Tấm Cám: Chuyện chưa kể (tiếng Anh: Tam Cam: The Untold Story) là bộ phim điện ảnh của Việt Nam được khởi chiếu vào tháng 8 năm 2016. Bộ phim thuộc thể loại giả tưởng, huyền ảo, được lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Tấm Cám.

Nội dung phim phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam. Chúng ta còn thấy được cảnh phân tranh trong chế độ phong kiến thông qua những cuộc chiến giữa các phe phái. Ngoài ra, vì thuộc thể loại cổ tích nên phim cũng có cảnh thần tiên (ông Bụt, trái thị, hồi sinh,…), đánh nhau với quái vật, kết hợp các yếu tố siêu anh hùng, kiếm hiệp của nước ngoài.

3. Vợ chồng A Phủ

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc được nhà văn Tô Hoài viết năm 1952. Hai nhân vật chính là A Phủ và Mỵ – một đôi nam nữ thanh niên nghèo bị thống lý Pá Tra, một chúa đất gian ác, cấu kết với Pháp, áp bức bóc lột đến cùng cực. Hắn bắt Mỵ về làm vợ lẽ cho con trai là A Sử, và bắt A Phủ đến ở không công suốt đời để trả nợ. Khi A Phủ bị trói vì tội đánh mất trâu, sắp chết đau, chết đói, chết rét, Mị cắt dây trói cứu thoát anh. Hai người trốn đến Phiềng Sa rồi nên vợ nên chồng. Sau này, nhờ có Đảng lãnh đạo, A Phủ và Mỵ đã vùng dậy, đấu tranh để tự giải phóng, cùng nhân dân xây dựng một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

4. Chị Dậu

Chị Dậu là một bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa dựa trên kịch bản là tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa cũng chính là tác giả của bộ phim chuyển thể nổi tiếng khác về các đề tài trước Cách mạng là phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Phim Chị Dậu cùng với phim Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) của đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa được đánh giá là 2 trong số ít các tác phẩm điện ảnh Việt Nam đạt được thành công lớn về nhiều mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn cũng như nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa của Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945).

5. Làng Vũ Đại ngày ấy

Làng Vũ Đại ngày ấy là một bộ phim nổi tiếng được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1982 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa. Cùng với phim Chị Dậu (1980) cũng được đạo diễn bởi Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa thì Làng Vũ Đại ngày ấy được đánh giá là 2 trong số ít các tác phẩm điện ảnh Việt Nam đạt được thành công lớn về nhiều mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn cũng như nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội thực dân nửa phong kiến của Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945). Phim Làng Vũ Đại ngày ấy dù là một tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ các tác phẩm văn học vốn đã nổi tiếng trước đó của nhà văn Nam Cao (gồm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc) nhưng đạo diễn Phạm Văn Khoa vẫn cho thấy cá tính sáng tạo và đột phá trong nghệ thuật dựng phim của ông.

6. Cánh đồng bất tận

Cánh đồng bất tận (tựa tiếng Anh: The Floating Lives) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình thực hiện, khởi quay 23/11/2009, khởi chiếu 22/10/2010 trên toàn quốc Việt Nam. Phim dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Phim mở đầu với cảnh một nhóm phụ nữ đánh ghen trên xóm nhà ven sông. Người bị đánh ghen, đổ keo vào chỗ kín là Sương (Đỗ Thị Hải Yến), một cô gái điếm với lý do là đã quyến rũ chồng người khác. Điền (Võ Thanh Hòa), một cậu bé động lòng thương đã ra tay giải cứu và đưa Sương về nhà mình, là một con thuyền trên sông. Trên thuyền còn có ông Út Võ (Dustin Nguyễn), ba của Điền và Nương (Ninh Dương Lan Ngọc), chị gái của Điền.

7. Hồn Trương Ba da hàng thịt

“Hồn Trương Ba da hàng thịt”, phim điện ảnh đầu tay của Nguyễn Quang Dũng – đạo diễn được xem là trẻ nhất hiện nay, đã đóng máy vào ngày 11/11. Phim dự kiến trình chiếu vào đúng dịp Tết 2006. Đây là bộ phim quy tụ đông đảo diễn viên là những văn nghệ sĩ nổi tiếng.

Dựa theo điển tích về chuyện chàng Trương Ba nho nhã trong xác anh hàng thịt thô lỗ, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã viết một kịch bản với nhiều tuyến nhân vật phong phú, đa dạng. Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở thời hiện đại. Trương Ba là một nhân vật nổi tiếng trong các vũ trường, được quý bà, quý cô và cả giới đồng tính mê mệt. Sang hàng thịt là người chí thú làm ăn với lò mổ gia truyền cùng người vợ xinh đẹp (nhưng hung dữ) tên Thị. Sau một tai nạn do Đế Thích gây ra, Trương Ba và Sang hàng thịt đổi hồn cho nhau. Không chỉ họ gặp phiền toái mà cả những người thân xung quanh họ cũng gặp biết bao nhiêu chuyện tréo ngoe, nực cười. Không ai tin họ bị đổi hồn và cả hai bị đưa vào bệnh viện tâm thần để điều trị.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN