Chứng lạnh bàn chân nếu không chữa trị có thể ảnh hướng đến phổi, làm suy hô hấp. Bởi vậy hãy bỏ túi 7 mẹo trị chứng lạnh chân vào mùa đông hiệu quả dưới đây nhé!
1. Vận động nhanh
Các nhân viên văn phòng thường bận mải với công việc, bạn có thể chọn một số hoạt động nhẹ nhàng và kết hợp với làm việc. Nên tập thể dục từ 3 đến 5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút, giúp cải thiện sức khỏe, giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra, khi xong việc, đi ra ngoài, nên đi bộ thật nhanh. Chỉ cần leo lên cầu thang, chạy nhảy tại chỗ cũng giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể.
2. Nên tắm và ngâm chân tay bằng dược liệu
Mùa này, bạn nên cho thêm vào nước tắm một vài loại dược liệu có sẵn như gừng hoặc tinh dầu quế . Nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp máu huyết lưu thông. Ngoài ra, nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ với nước nóng khoảng 40 độ, cho thêm chút muối và gừng, để nước ngập mắt cá chân, ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó nhớ lau khô chân ngay và đừng để lạnh ướt.
3. Bổ sung các vitamin và thực phẩm cần thiết
Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong cách chữa chân tay lạnh đấy nhé. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa niacin. Đây là một vitamin thuộc nhóm B, có tác dụng giúp giãn mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, để máu lưu thông tốt hơn đến các chi, làm giảm cảm giác lạnh ở tay chân. Loại vitamin này có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên như sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn, bơ, các loại hạt, ngũ cốc, thực phẩm họ đậu, cá thu và cá kiếm…
4. Tránh xa thực phẩm chứa caffeine
Rất nhiều người có thói quen uống cà phê đặc biệt là vào mùa đông. Nhưng nếu bạn bị bệnh lạnh tay chân thì nên hạn chế thức uống này. Bởi caffeine làm nhỏ mạch máu và cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể, khiến tay chân bị lạnh. Hãy thay thế chúng bằng các thức uống khác như trà gừng, trà thảo mộc nhé.
5. Ngâm chân với nước ấm
Ngâm chân bằng nước ấm là biện pháp hữu hiệu nhất. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước khoảng 40°C, ngâm chân trong vòng 20 phút, vừa ngâm vừa lấy hai chân cọ xát vào nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu cảm thấy thân nhiệt tăng lên đồng nghĩa với việc tuần hoàn máu lưu thông.
6. Ngủ sớm hơn, dậy muộn hơn
Bạn nên đi ngủ trước 10h đêm và thức dậy khi mặt trời đã lên vì đêm là khoảng thời gian nhiệt độ giảm mạnh. Ngủ đủ ít nhất 6 tiếng 1 ngày không chỉ giúp giữ ấm bàn chân mà cả cơ thể cũng được bảo vệ khỏi cái lạnh tốt hơn.
7. Uống nước chiết xuất từ vỏ cam, vỏ quất
Vỏ cam, vỏ quất có chứa các hesperidin rất có lợi trong việc hạn chế hiện tượng lạnh chân ở phụ nữ. Uống nước chiết xuất từ hai loại vỏ này sẽ giúp nữ giới tăng khả năng phục hồi thân nhiệt và lưu thông máu sau khi ra ngoài trời lạnh.