Top 7 loài động vật bị tuyệt chủng trong tự nhiên

0
2310
Vật Phẩm Phong Thủy

Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild, EW) hoặc tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, tuyệt chủng trong môi trường hoang dã là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi không ghi nhận được cá thể nào qua các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài.Dưới đây là top 7 loài động vật được xem là tuyệt chủng trong tự nhiên.

1.Gallirallus owstoni
Gallirallus owstoni là một loài chim trong họ Rallidae.

2.Quạ Hawaii
Quạ Hawaii hay ʻAlalā (danh pháp hai phần: Corvus hawaiiensis) là một loài chim thuộc họ Quạ. Quạ Hawaii gần như bị tuyệt chủng; chỉ còn vài chục con sống trong tình trạng nuôi giữ. Quạ Hawaii có kích cỡ bằng quạ Carrion, dài 48–50 xentimét (19–20 in) nhưng cánh tròn hơn và mỏ dày hơn. Nó có bộ lông màu hơi nâu, mềm và lông họng lởm chởm và dài; chân và mỏ màu đen. Một số dân tộc bản địa Hawaii xem quạ Hawaii là một ʻaumakua (thần hộ mạng trong nhà).Crow Hawaii nay đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Trước đây, loài chỉ được tìm thấy trong các bộ phận phía tây và phía đông nam của đảo Hawai ʻi.


3.Elaphurus davidianus
Elaphurus davidianus là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1866.

4.Linh dương sừng kiếm
Linh dương sừng kiếm (tiếng Anh: Scimitar oryx hoặc Scimitar-horned oryx, hay còn có tên Sahara oryx), danh pháp hai phần: Oryx dammah, là một loài linh dương thuộc chi Oryx hiện nay đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Loài này trước đây sinh sống khắp Bắc Phi. Có một lịch sử phân loại dài kể từ khi Lorenz Oken phát hiện ra chúng vào năm 1816. Ông đã đặt danh pháp loài là Oryx algazel. Linh dương sừng kiếm khi đứng có bờ vai thấp, chỉ cao hơn 1 m (3,3 ft). Linh dương đực nặng 140–210 kg (310–460 lb), còn linh dương cái nặng 91–140 kg (201–309 lb). Bộ lông có màu trắng với phần ngực nâu đỏ, vệt đen trên trán kéo dài xuống mũi. Linh dương non khi sinh ra có bộ lông màu vàng, những mảng màu đặc trưng ban đầu thiếu vắng. Lông thay đổi theo màu sắc trưởng thành khi 3-12 tháng tuổi.

Linh dương sừng kiếm hình thành đàn hỗn giới (cả đực lẫn cái) lên đến 70 thành viên, thường do linh dương đực dẫn đầu. Chúng cư trú tại vùng bán hoang mạc hay hoang mạc, thích nghi sinh sống dưới cái nóng khắc nghiệt, với cơ chế làm mát hiệu quả và nhu cầu rất thấp đối với nước. Linh dương tìm ăn tán lá, cỏ, thực vật mọng nước và các bộ phận thực vật vào thời điểm đêm tối hoặc sáng sớm. Sinh sản cao điểm giữa tháng 3 và tháng 10. Sau thai kỳ từ 8 đến 9 tháng, một con non được sinh ra. Ngay sau đó, linh dương cái sẽ động dục hậu sản.

Linh dương sừng kiếm từng phổ biến khắp Bắc Phi. Chúng bắt đầu sụt giảm do kết quả của biến đổi khí hậu. Sau đó, chúng còn bị săn bắt rộng rãi để lấy sừng. Ngày nay, linh dương được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt tại nhiều khu bảo tồn đặc biệt ở Tunisia, Maroc và Sénégal. Linh dương sừng kiếm được thuần hóa thời Ai Cập cổ đại nhằm cung cấp thực phẩm và vật hiến tế dâng lên các vị thần. Tầng lớp thượng lưu thời La Mã cổ đại cũng nuôi loài này. Việc sử dụng tấm da trị giá của linh dương bắt đầu vào thời Trung Cổ. Huyền thoại kỳ lân một sừng có thể bắt nguồn từ hình dạng linh dương sừng kiếm khi bị gãy một chiếc sừng.


5.Hươu sao Việt Nam
Hươu sao Việt Nam (danh pháp khoa học: Cervus nippon pseudaxis) là một phân loài của loài hươu sao.[1] So sánh với những phân loài hươu sao khác, hươu sao Việt Nam có kích thước nhỏ hơn do môi trường nhiệt đới của chúng.

Một nhóm Hươu sao Việt Nam
Loài hươu này xưa kia có mặt miền bắc Việt Nam và có thể ở cả vùng tây nam Trung Quốc nhưng hiện đã tuyệt chủng trong hoang dã. Một số được nuôi và với kế hoạch sẽ đưa phụ loài này trả lại thiên nhiên.

6.Tê giác trắng phương Bắc
Tê giác trắng phương Bắc (Danh pháp khoa học: Ceratotherium simum cottoni) là một trong hai phân loài của loài tê giác trắng (phân loài kia là tê giác trắng phương Nam). Trước đây tìm thấy ở một số nước trong khu vực Đông và Trung Phi phía nam sa mạc Sahara, nó được liệt kê Cực kỳ nguy cấp. Phân loài này là một loài động vật ở đồng cỏ và rừng hoang mạc. Tê giác trắng phương bắc cũng sống ở châu Phi nhưng thuộc địa bàn cao hơn về hướng Bắc, vùng từ Chad, Cameroon đến Uganda và Nam Sudan. Hiện tại, nhiều nghiên cứu vẫn đang gây tranh cãi về việc tê giác trắng phương Nam và phương Bắc là hai loài khác biệt hay thuộc chung một chủng.

Bị săn giết để lấy sừng, loài tê giác trắng phương Bắc hiện đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng khi cả thế giới chỉ còn lại bốn con, trong đó con đực duy nhất đang được bảo vệ 24/24 giờ. Kể từ năm 2014 đến nay, trên thế giới chỉ còn lại năm cá thể tê giác trắng phương Bắc. Trong đó Sudan là cá thể đực cuối cùng, được chăm sóc tại khu bảo tồn Ol Pejeta (Kenya) cùng hai cá thể cái khác.vào cuối những năm 1960, số lượng tê giác trắng phương Bắc trên thế giới là khoảng 2000 con. Đến năm 1980 giảm xuống 15 con và đến nay chỉ còn duy nhất năm con.

Với hơn 2.000 con tê giác trắng phương bắc sinh sống trên thế giới tại thời điểm năm 1960. Đến năm 1984, chỉ còn 15 con sống do bị săn bắn quá nhiều. Không chỉ tàn sát tê giác để bán sừng với giá 75.000 USD/kg, những tay săn trộm còn đe dọa mạng sống của nhân viên bảo vệ loài động vật quý hiếm[6]. Năm 1960 có hơn 2.000 con tê giác trắng miền Bắc sinh sống trên trái đất. Nhưng đến năm 1984, số loài sinh vật này chỉ còn lại 15 con do tình trạng săn bắn lấy sừng.


7.Kỳ giông Mexico
Kỳ giông Mexico hay khủng long sáu sừng, Axolotl (tên gọi trong tiếng Nāhuatl āxōlōtl [aː’ʃoːloːt͡ɬ] (số ít) hoặc āxōlōmeh [aː’ʃoːloːmeʔ] (số nhiều) “quái vật nước”) (danh pháp hai phần: Ambystoma mexicanum) là một loài kỳ giông kéo dài tính trạng thơ ấu, có quan hệ gần gũi với kỳ giông hổ. Ấu trùng loài này không thể trải qua giai đoạn biến thái, do đó con trưởng thành vẫn ở trong nước và có vây ngoài. Loài này cũng được gọi là ajolote [axo’lote] (cũng là tên thông dụng nhiều loài kỳ giông khác).[1] Loài này có nguồn gốc từ nhiều hồ, chẳng hạn như hồ Xochimilco ở dưới Thành phố Mexico. Kỳ giông Mexico được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học do khả năng tái tạo chân tay của chúng. Quần thể tự nhiên của loài này đang cực kỳ nguy cấp.

Tính đến năm 2010, Kỳ giông Mexico hoang dã đã gần như tuyệt chủng, do xu hướng đô thị hóa ở Thành phố Mexico và do đó gây ô nhiễm nước. Chúng được công bố bởi của CITES là một loài nguy cấp và Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) như nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng trong tự nhiên, với một số lượng luôn giảm.

Một cuộc tìm kiếm kéo dài bốn tháng trong năm 2013 không tìm thấy cá thể nào còn sống sót trong môi trường hoang dã.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN