Top 7 di sản văn hóa phi vật thể của việt nam được UNESCO công nhận và bảo tồn

0
1835
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử cho UNESCO trước khi được một ủy ban của tổ chức này xem xét khả năng đưa vào danh sách.

7 Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã nhạc (Âm nhạc cung đình) là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản…của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời.

Theo sách sử thì Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225) và hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788), là loại hình nhạc mang tính chính thống, với quy mô tổ chức chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc được thành lập, đặt dưới sự cai quản của các nhạc quan. Triều Lê đã định ra các loại nhạc như sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Nhũ tự nhạc, Cứu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, đại yến nhạc, Cung trung nhạc. Song, vào giai đoạn cuối của triều Lê, âm nhạc cung đình dần dần đi vào thời kỳ suy thoái và nhạt phai dần.

Đến thời Nguyễn( 1802-1945), vào nữa đầu thế kỷ XIX, điều kiện xã hội đã cho phép, âm nhạc cung đình phát triển trở lại. Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc, gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm: Giao nhạc: Miếu nhạc: Ngũ tự nhạc: Đại triều nhạc: Thường triều nhạc: Yến nhạc: Cung trung nhạc: Dưới thời Nguyễn, Nhã nhạc được dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng: Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Tế bất thường: Đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà có các thể loại khác nhau, như đai triều nhạc dùng trong lễ Nguyên đán, Ban sóc … Đại yến cửu tấu nhạc dùng trong mừng thọ, chúc thọ, tiếp đãi sứ thần … Cung trung nhạc biểu diễn trong trong các cung hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu… Miếu nhạc sử dụng tại các nơi thờ vua, chúa … Ngũ tự nhạc dùng trong tế Xã tắc, Tiên nông…

6 Văn Hóa Cồng Chiêng

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá… tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng… Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan… đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.

5 Dân Ca Quan Họ

Dân ca Quan họ là một loại hình dân ca nổi tiếng của Việt Nam, là niềm tự hào của người dân vùng Kinh Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Dân ca Quan họ là một nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như: âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội, .. Dân ca Quan họ với âm điệu và nội dung lời ca phong phú là bức tranh phản ảnh cuộc sống muôn mặt và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc. Những khúc ca như Người ơi người ở đừng về, Giã bạn, Mời trầu… càng hát, càng nghe, lại càng “ngấm” nghệ thuật diễn tả cảm xúc của cha ông ta ngày xưa.

4 Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ

Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).

Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan… Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita phím lõm, violon, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm).

Người thực hành Đờn ca tài tử gồm: người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới; người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,…; người đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca (Danh ca) là người thể hiện các bài bản bằng lời.

Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình, ít khi nhạc công độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách thảnh thơi, lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo.

Đờn ca tài tử được truyền dạy theo hai hình thức: truyền ngón, truyền khẩu trực tiếp tại nhà, câu lạc bộ, gia đình, dòng họ; truyền ngón, truyền khẩu kết hợp với giáo án, bài giảng tại một số trường văn hóa nghệ thuật địa phương và quốc gia. Người học đàn cần ít nhất 3 năm để học những kỹ năng cơ bản như: rao, rung, nhấn, khảy, búng, phi, vê, láy, day, chớp, chụp…; học chơi độc chiếc, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu với các nhạc cụ khác nhau. Người học ca (đơn ca, song ca) học những bài truyền thống, trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc.

3 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3” – Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn là lễ hội văn hóa lịch sự đóng vai trò quan trọng nhất trong tâm thức mỗi người con Việt. Đây là di sản thuộc hình thức loại hình tín ngưỡng đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2012. Lễ hội thờ cúng Hùng Vương bao gồm các nghi thức thờ cúng đậm chất Bắc Bộ được lưu truyền từ xa xưa đến nay để thể hiện sự tôn kính và biết ơn đến các vị vua Hùng dựng nước.


2 Hội Gióng đền Phù Đổng và Sóc Sơn, Hà Nội


Sau di sản ca trù, vào năm 2010, Hội Gióng đền Phủ Đổng và Sóc Sơn được UNESCO công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể”. Hội Giống được tổ chức long trọng vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch mỗi năm tại làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Trong lễ hội, người ta tái hiện lại cuộc chiến chống giặc Ân xâm lược của Thánh Gióng và dân tộc Văn Lang lúc bấy giờ. Đây là lễ hội mang ý nghĩa giáo dục giới trẻ Việt Nam tinh thần yêu nước chống lại quân xâm lược phương Bắc từ xưa đến nay.

1 Ca trù

Ca trù là loại hình nghệ thuật biểu diễn thể hiện nhiều thể loại văn chương như hát nói, thể phú, thể ngâm,….từng thịnh hành tại khu vực miền Bắc Trung Bộ Việt Nam từ thời nhà Lê. Vào năm 2009, UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp vì đang dần mai một nhiều trong những năm gần đây.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN