Top 6 công dụng của rau hẹ đối với sức khỏe của bạn

0
1384
Vật Phẩm Phong Thủy

Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Dân gian thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương…

Toàn thân của loài cây này đều mang dược tính. Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.

1 Thúc đẩy cảm giác thèm ăn, tăng cường chức năng tiêu hóa
Hẹ có nhiều chất xơ, có thể tăng cường nhu động dạ dày, phòng ngừa ung thư đường ruột. Có lẽ vì vậy nên người ta nói hẹ là “cỏ rửa ruột”. Chất xơ trong hẹ có thể hỗ trợ “nhu động ruột”, nâng cao khả năng tiêu hóa của dạ dày, có tác dụng lọc sạch thành ruột. Hẹ có chứa tinh dầu dễ bay hơi và hợp chất lưu hóa, tiết ra một loại mùi hương đặc trưng có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn, sát khuẩn và có tác dụng giảm cholesterol trong máu.

2 Chữa yếu sinh lý cho đàn ông
Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các thực phẩm khác như tôm nõn, gan dê, lươn.. để trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.

3 Giảm huyết áp và cholesterol
Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

4 Giúp ngăn ngừa ung thư
Hẹ là một nguồn tự nhiên của chất flavonoid và lưu huỳnh có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Các chất này có thể “chiến đấu” chống lại các gốc tự do và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày …

5 Chống lại các vấn đề về da
Hẹ có đặc tính kháng khuẩn và chống nấ, vì vậy, nó đặc biệt tốt cho làn da của bạn và giảm nguy cơ bi nhiễm trùng da hoặc các bệnh về da khác nên rất tốt cho việc chăm sóc da. Nếu bị vết bầm tím trên da, bạn cũng có thể đắp lá hẹ để giảm tình trạng này.

6 Trị đau răng
Khi bị đau răng chúng ta thường có cảm giác rất khó chịu, thay vì ra tiệm mua thuốc uống giảm đau thì phương pháp dùng rau hẹ đẽ dược dân gian tìm hiểu và sử dụng từ lâu ngay tại nhà của mình. Cách thực hiện là nhai cho nhuyễn một ít rau hẹ sau đó đăt áp vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi hết đau. Một lợi ích của rau hẹ bạn cần nhớ để áp dụng.

7 Trị tiểu đêm
Có nhiều người cho răng việc tiểu đêm nhiều lần là do nguyên nhân uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Tuy nhiên việc uống nhiều nước không phải là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Bệnh tiểu đêm thường gặp ở người cao tuổi và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bị bênh tăng khả năng quan he tinh duc. Tiểu đêm có nhiều nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do hiện tượng sinh lý bình thường. Theo y học cổ truyền thì cây hẹ rất có tác dụng trong việc đẩy lùi chứng tiểu đêm. Người bệnh lấy lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Tất cả phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày uống 2 lần với nước ấm.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN