Cảm lạnh, đau xương khớp, khô da, viêm họng… là những căn bệnh dễ mắc mỗi mùa đông đến. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh và lời khuyên phòng tránh bệnh, bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe mình cho mùa đông.
1 Cảm lạnh
Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt là những triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh.
Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa.
Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.
2 Đau khớp
Với những người bị viêm khớp mỗi khi trời lạnh đều cảm thấy đau đớn hơn nhất là vào mùa đông. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chưa được xác định rõ ràng. Chỉ có các triệu chứng đau và cứng khớp bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi về thời tiết gây ra các tổn thương ở khớp khiến không thể tập thể dục giảm cân hiệu quả.
Bạn có thể phòng chống bằng cách tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất. Bơi là cách luyện tập lý tưởng vì nó tác động lên các khớp.
3 Viêm, đau rát họng
Hiện tượng đau họng rất hay xảy ra vào mùa đông và có thể xuất hiện ở cả người lớn cũng như trẻ em. Phần lớn nguyên nhân khiến bạn bị đau rát hay viêm họng là do vi rút. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như di chuyển từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá cũng sẽ là nguyên nhân gây bệnh đau họng.
Cách khắc phục và phòng tránh viêm họng hiệu quả nhất là súc miệng bằng nước muối ấm vào các buổi tối và buổi sáng. Vì nước muối có tính chống viêm cũng như có tác dụng làm dịu cổ họng đang đau rát hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú trọng đến việc giữ ấm cơ thể, thường xuyên sử dụng các loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, chanh, ổi để tăng sức đề kháng.
4 Hen suyễn
Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 3.000 người mắc bệnh hen suyễn và hơn 250 trường hợp tử vong. Đây là căn bệnh viêm mạn tính đường hô hấp thường gặp nhất, hay xuất hiện các biến chứng nguy hiểm vào mùa đông. Bộ y tế Việt Nam cho biết, bệnh hen suyễn mang lại gánh nặng lớn cho toàn xã hội, bởi tỉ lệ người mắc bệnh ngày một tăng cao. Đồng thời chi phí điều trị bệnh cũng rất tốt kém, lớn hơn tổng chi phí của việc điều trị bệnh lao và HIV cộng lại.
Nếu không muốn bệnh hen suyễn diễn biến phức tạp hơn trong mùa đông, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các môi trường khói bụi, nước hoa nặng mùi, lông thú… Luôn giữ vệ sinh nhà cửa thoáng mát, rửa tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Trong chế độ ăn uống, cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C và beta-carotene để giúp trung hòa các gốc tự do, nhờ đó làm giảm các cơn hen suyễn.
5 Đau dạ dày do lạnh
Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.
Lời khuyên: Hàng ngày, làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.
6 Đau tim
Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim gây yếu sinh lý. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt của cơ thể khi trời lạnh.
Mẹo nhỏ: Giữ ấm căn nhà của bạn. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm trên giường.
Mặc ấm khi bạn đi ra ngoài và nhớ đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.
7 Tê cóng
Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.
Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.
Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại.
Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen.
Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.
8 Da khô
Vào mùa đông, do thói quen tắm bằng nước ấm cũng như lượng nước được nạp vào cơ thể ít hơn các mùa còn lại, cho nên da bạn rất dễ bị khô, thiếu độ ẩm. Một trong những việc làm tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này đó là dưỡng ẩm và chăm sóc da.
Các bác sĩ da liễu cho biết rằng, thời gian tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm. Vì lúc này da vẫn còn ẩm, ngoài ra, bạn cũng có thể bôi thêm một lần nữa vào lúc trước khi đi ngủ. Khi tắm bạn nhớ không nên sử dụng nước quá nóng để hạn chế nguy cơ kích ứng và ngứa da.