Với những nóc chuông vút cao trên nền trời xanh thẳm hay soi mình bên dòng sông, những mái vòm không thua kém gì những thánh đường cổ kính Âu Châu… Các nhà thờ cổ kính có tuổi thọ trên 100 tuổi với những kiểu kiến trúc độc đáo ở Việt Nam sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng trước sự kiêu sa, lộng lẫy…
1. Nhà thờ Đá Sa Pa (Lào Cai) (1895)
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá Sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.
Nhà thờ có khá nhiều tên gọi do thói quen của người dân và khách du lịch như Nhà thờ đá cổ Sapa, Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi, Nhà thờ đá,… Nhà thờ được xây từ thời Pháp thược, khoảng đầu thế kỉ 20. Theo một số ghi chép lại, nhà thờ đã được lựa chọn có mặt tiền quay về hướng Đông, tức là hướng mặt trời mọc. Có người giải thích cho rằng đó là hướng đón nguồn sáng của Thiên Chúa. Ở khu có tháp chuông, tức là phía cuối nhà thơ, được quay về hướng Tây, có ý nghĩa chính là nơi sinh thành của Chúa Kitô. Nhà thờ được xây từ đá đẽo, theo lối kiến trúc Gothic của La Mã. Các mối liên kết khuôn đá với nhau là hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường của cánh thánh giá được thiết kế tạo nhám khiến cho người xem cảm giác như đang có nhũ đá chảy xuống, làm tăng nét đẹp tự nhiên. Trước kia, mái nhà được làm bằng vôi rơm, nay đã thay mới và lợp ngói. Tổng diện tích của khuôn viên nhà thơ có hơn 6000m2.
2. Nhà thờ Lớn (Hà Nội) (1887)
Mang đậm nét kiến trúc Pháp cổ, đã từ lâu, Nhà thờ Lớn Hà Nội là nơi lý tưởng để du khách từ khắp nơi tới thăm. Với những người theo đạo Thiên Chúa thì Nhà thờ Lớn là lễ đường tuyệt vời để dự lễ, cầu nguyện. Để rõ hơn về địa điểm du lịch này, mời quý khách theo dõi bài viết “Giới thiệu Nhà thờ Lớn ở Hà Nội” của Viet Fun Travel dưới đây.
Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng ở châu Âu.
Nhìn tổng quan, Nhà thờ Lớn trông giống với nhà thờ Đức Bà Paris, là nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà thờ là gạch đất nung và giấy bổi.
Về tổng thể, nhà thờ có chiều dài khoảng 65m, chiều rộng khoảng 21m, hai tháp chuông cao tầm 32m. Với chiều cao như vậy đủ để du khách thấy được sự lộng lẫy, uy nghi của ngôi thánh đường này. Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh, tạo điểm nhấn cho kiến trúc nhà thờ.
3. Nhà thờ Phú Nhai (1886) – Nam Định
Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Phú Nhai (hay còn gọi là Nhà thờ Phú Nhai, Đền Thánh Phú Nhai) là tên gọi của một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam.
Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866, ngay sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tha đạo, chấm dứt gần 3 thế kỷ Kitô giáo bị bách đạo tại Việt Nam.
Khi khách tham quan đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai sẽ được chiêm ngưỡng được toàn cảnh của Huyện Xuân Trường. Năm 2008 Đền thánh Phú Nhai được nâng lên hàng thành Tiểu Vương cung Thánh đường (Minor Basilica).
4. Nhà thờ Đá Phát Diệm (Ninh Bình) (1875 – 1899)
Nhà thờ đá Phát Diệm tọa lạc trên diện tích khoảng 22ha, tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ được xây dựng trong khoảng thời gian 24 năm (1875 – 1899), gắn liền với vai trò và công lao của linh mục Phêrô Trần Lục, còn gọi là Cụ Sáu, trong thời gian linh mục làm chính xứ giáo phận Phát Diệm. Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo, đặc sắc, là sự kết hợp hài hòa giữa hai nền nghệ thuật Đông – Tây, giữa truyền thống và hiện đại và giữa hào khí tinh thần dân tộc với nét linh thiêng của công trình tôn giáo. Được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
Về tổng thể, công trình Nhà thờ đá Phát Diệm bao gồm 19 hạng mục: Ao Hồ, Phương Đình, Nhà thờ Lớn, nhà thờ Thánh Guise, nhà thờ Thánh Phêrô, nhà thờ Trái tim Đức Mẹ (nhà thờ đá), nhà thờ Trái tim Chúa Giêsu, nhà thờ Thánh Rô-cô… Hơn 100 năm tồn tại, thời gian đã phủ lên công trình nét cổ kính, rêu phong trong từng vân đá, thớ gỗ nhưng sự bề thế trong vóc dáng, sự tinh tế trong từng đường nét chạm trổ hoa văn, điêu khắc gỗ, điêu khắc đá vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Ngày nay, nhà thờ đá Phát Diệm đã trở thành điểm tham quan du lịch độc đáo và là nơi gửi gắm tâm linh của bao khách hành hương đến từ những miền xa.
5. Nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh) (1863 – 1865)
Nhà thờ Đức Bà do kỹ sư người Pháp tên Bourard chỉ huy xây dựng, bắt đầu khởi công ngày 7 tháng 10 năm 1877 và đến tháng 4 năm 1880 thì khánh thành. Nhà thờ Đức Bà tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh (quảng trường mang tên Công xã Paris) là một công trình kiến trúc bề thế với hai tháp chuông cao 57m, Thánh đường dài 133m, ngàng 35m và cao 21m. Dưới hai lầu chuông đặt 6 chuông lớn nặng 25.850kg.
Năm 1959, được sự đồng ý của Tòa Thánh Vatican, Nhà thờ Đức Bà được đặt tên là Vương Cung Thánh Đường. Và tình đến nay, Vương Cung Thánh Đường đã trên 140 tuổi.