Top 5 bố cục sắp xếp nội thất phòng khách chung cư đẹp chuẩn

0
2322
Vật Phẩm Phong Thủy

Một phòng khách được bài trí nội thất gọn gàng, khoa học toát lên được sự ấm áp, đầm ấm luôn là mong muốn của nhiều gia đình và mục tiêu của nhiều nhà thiết kế nội thất cũng muốn mang lại cho không gian nội thất một bố cục hợp lý. Qua việc sử dụng đồ nội thất với gam màu trầm ấm, kết hợp thiết kế phong cách cổ điển sẽ mang lại sự ấm ấp cho căn phòng.

Không riêng gì phong cách nội thất mà cách bài bí hay nói cách khách bố cục đồ nội thất cũng góp phần tạo nên bản sắc cho không gian phòng khách. Là một phòng khách hiện đại hay cổ điển, tươi mát hay ấm cúng đều có thể xây dựng bằng những chú ý khi bày trí đồ nội thất. Bạn có thể nghĩ rằng đồ nội thất lớn thường chỉ có thể đặt vào một vị trí cố định và khó tìm ra những cách sắp xếp khác hợp lý hơn nhưng điều này chưa hẳn đúng bởi để tìm ra bố cục mới cho căn phòng có thể làm thay đổi không khí và diện mạo của cả căn nhà.

1 Bố cục nội thất kiểu truyền thống
Kiểu bố trí đặc thù này dựa theo tỷ lệ nội thất cơ bản và cách sắp xếp đồ đạc truyền thống đã được áp dụng phổ biến từ rất lâu (Xem thêm tại đây để rõ hơn: các tỷ lệ nội thất cơ bản). Đồ nội thất cho phòng khách bao gồm một chiếc sofa tầm trung, một ghế bành cỡ lớn, bàn café nhỏ, bàn trà vừa cùng kệ để TV gọn gàng. Với kiểu thiết kế này, bạn nên dùng thảm trải nền (khoảng 2,5×3,5m) để mọi thứ nhìn gọn gàng trật tự hơn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng TV, nên chọn vị trí đặt TV trước sao cho thuận tiện để có thể dễ dàng quan sát dưới mọi góc nhìn. Tiếp đó, đặt sofa đối diện kệ TV, cuối cùng kê thêm đồ đạc xung quanh sofa

2 Bố cục nội thất kiểu sắp xếp mở rộng
Với cách sắp xếp này, bạn sẽ có nhiều lựa chọn về chỗ ngồi để thoải mái tiếp khách trong nội thất phòng khách và sử dụng khi cần thiết. Thay vì dùng sofa thường, hãy sử dụng sofa hình chữ L với kích cỡ vừa phải cùng với đó là 2 ghế nhỏ không có tay vịn (nhằm tiết kiệm diện tích và di chuyển dễ dàng) đặt phía đối diện ngăn cách bởi bàn nước ở giữa. Cách bố trí này sẽ không bao gồm bàn trà bên cạnh để tạo sự cân đối, hài hòa, tuy nhiên bạn vẫn có lựa chọn dùng bàn nước nhỉnh hơn một chút để mọi người từ những góc khác nhau đều có thể tiếp cận dễ dàng.

3 Cân bằng bất đối xứng
Quy luật cân bằng bất đối xứng là một kỹ thuật cho một số mục đích nhất định khi thiết kế nội thất. Kỹ thuật ở đây là tạo ra một một không gian cân bằng nhưng không phải là sử dụng cân bằng đúng đối tượng cụ thể mà có thể là cân bằng giữa đối tượng này với đối tượng khác. Trong hình 2, ghế ngồi được bố trí cân bằng bấtđối xứng (ghế sofa dài cân bằng với 2 ghế sofa nhỏ, nó cân bằng vì có sự tương đồng vệ độ nặng, về sự chiếm chỗ không gian).
Cân bằng bất đối xứng mang thêm sự cuốn hút thú vị và nhiều tính chất cho không gian nội thất.

4 Quy tắc nhấn mạnh
Nhấn mạnh là tạo ra một điểm nhấn tạo ra hiệu ứng thị giác đủ để thu hút và giữ sự tập trung cho không gian nội thất. Ví dụ điểm nhấn có thể là một chiếc lò sưởi thật đẹp trong phòng khách, một mảng tường trang trí nghệ thuật hoặc một nhóm các món đồ nội thất.
Sự nhấn được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố 1 cách hợp lý. Hoặc đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ.
Bố cục trên với ý tưởng nhấn mạnh là bức tranh, nó được bố cục sắp xếp khác biệt với các phần còn lại (Ví dụ màu sofa làm giảm đi sử nổi bật của nó từ đó trở thành nền nhấn cho bức tranh).

Một số loại tương phản phổ biến là: cong và thẳng, rộng và hẹp, hoa mỹ và xù xì …Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất nhiều phương cách, nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc khi thiết kế nội thất. Sự tương phản về đường nét, hình dạng và kích thước làm nên ưu thế của 1 chi tiết so với tổng thể nội thất nhà đặc biệt là nội thất phòng ngủ.

5 Qui luật Nhịp điệu
Nhịp điệu trong thiết kế nội thất hướng tới sắp xếp theo bố cục lặp lại. Nhịp điệu thường tạo ra một dòng chảy êm đềm liên tục của tầm nhìn trong một căn phòng. Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Người thiết kế nội thất thường có thể sử dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong một bố cục.
Nhịp điệu lặp lại các đối tượng: Các đối tượng lặp lại tạo ra nhịp điệu, có thể lặp lại về màu sắc hoặc các đồ nội thất.

Nhịp điệu từ sự liên tục: Nhịp điệu liên tục là cách hướng mắt nhìn liên tục từ điểm này sang điểm khác. Nhịp điệu tạo ra bằng cách chuyển đổi ổn định, trong thiết kế kiến trúc ví dụ như vòm, gờ phào trong phòng, các giá để đồ…

Nhịp điệu từ chuỗi các đối tượng: Chuỗi ở đây được coi như thay đổi về hình dáng từ lớn sang nhỏ hoặc ngược lại.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN