Top 10 xe tăng/pháo tự hành đang được sử dụng bởi quân đội nước ta hiện nay

0
2016
Vật Phẩm Phong Thủy

Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 10 xe tăng / pháo đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.

1.Xe tăng T-34
Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945). T-34 đã cách mạng hoá cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên thế giới[cần dẫn nguồn]; mặc dù về giai đoạn sau chiến tranh có nhiều xe tăng mang giáp trụ và hỏa lực trội hơn T-34, nó vẫn được đánh giá là loại xe tăng hiệu quả nhất và có thiết kế gây ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.


2.T-54/55
T-54 và T-55 là tên gọi một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này từ năm 1947 đến 1962. Đây là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử với tổng số 95.000 xe được xuất xưởng (một số nguồn khác thì ước lượng con số sản xuất này dao động từ 85.000 – 100.000 chiếc, bao gồm cả những chiếc sản xuất tại nước ngoài với tên gọi khác).

Cách bố trí của T-54 theo kiểu xe tăng quy ước, với vũ khí chính gồm một khẩu súng có rãnh xoắn 100mm. T54 được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại tăng nào khác từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. T-55 gồm một khẩu súng tốc độ cao với nòng súng dài khác thường. T-55 có bánh xích, mỗi bên năm bánh với một thân ngắn và tháp pháo hình tròn. Tăng T-54 xuất hiện lần đầu năm 1949 như loại thay thế cho chiếc T-34 thời thế chiến II. Nguyên mẫu T-54 đầu tiên được hoàn thành năm 1946 và được chế tạo lần đầu năm 1947. T-54 liên tục được sửa đổi và cải tiến, và sau khi đã được sửa khá nhiều, nó được đổi tên thành T-55. T-55 ra mắt vào năm 1958 và có đầy đủ mọi sự tinh xảo và cải tiến của serie T-54 mà không có khác biệt căn bản trong thiết kế và hay vẻ ngoài. T-55A xuất hiện đầu thập kỷ 1960. Sự sản xuất loại xe này tiếp tục đến tận năm 1981 ở Liên Xô và cũng được sản xuất ở Trung Quốc (kiểu 59), Tiệp Khắc và Ba Lan.


3.Type 59
Xe tăng hạng trung kiểu 59 (tiếng Anh:Type 59,tên công nghiệp tại Trung Quốc:WZ120) hay Xe tăng chủ lực kiểu 59 là một xe tăng chiến đấu chủ lực do Trung Quốc chế tạo, sản xuất dựa trên chiếc xe tăng T-54A của Liên Xô. Phiên bản thử nghiệm được sản xuất năm 1958 và được đưa vào sử dụng năm 1959,vì vậy nó có tên là Type 59. Việc sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1963. Xấp xỉ 9.500 chiếc đã được sản xuất từ năm 1958-1980 và trong đó có khoảng 5.500 chiếc phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Đến năm 2000 thì còn khoảng 5.000 chiếc còn phục vụ trong Quân đội Trung Quốc, đa số là các phiên bản Type 59-I và Type 59-II.


4.Xe tăng T-62
T-62 là thế hệ kế tiếp của xe tăng T-54/55 do Liên Xô nghiên cứu sản xuất, được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1961 và duy trì cho tới năm 1975. Nó nhanh chóng chiếm vị trí của cho T-54 và trở thành loại tăng chủ lực MBT tiêu chuẩn của lực lượng Tăng thiết giáp và Bộ binh cơ giới Liên Xô. Tuy nhiên, vào khoảng thập niên 80, T-62 trở nên lạc hậu và được thay thế bằng các loại tăng T-64, T-72, T-80 tiên tiến hơn.


5.T-90
T-90 là một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân đội Nga. Nó được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là Obyekt 188. T-90 nguyên thủy là một phiên bản hiện đại hóa sâu của T-72B, được tích hợp nhiều đặc tính thiết kể của T-80. Ban đầu được đặt tên là “T-72B nâng cấp” (Т-72Б усовершенствованный), viết tắt T-72BUnhưng đến năm 1992 được đặt lại tên mã là T-90.

T-90 là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống bảo vệ 4 lớp: lớp 1 là hệ thống phòng thủ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora-1 để chống lại các tên lửa dẫn đường bằng laser, hồng ngoại cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu; lớp 2 là hệ thống phòng thủ chủ động ARENA chuyên đánh chặn các loại đạn chống tăng trước khi chúng lao vào xe, lớp thứ 3 là giáp phản ứng nổ gắn ngoài, và lớp cuối cùng là vỏ giáp được kết hợp giữa thép độ bền cao và vật liệu tổng hợp (composite). Cho tới khi T-14 Armata ra đời, T-90 được coi là mẫu xe tăng có khả năng phòng vệ tốt nhất thế giới. Hệ thống chống mìn bằng xung điện EMT-7 cũng được thử nghiệm trên T-90 nhưng nó chưa được gắn đại trà vào các T-90 đang hoạt động.


6.Type 62
Xe tăng hạng nhẹ kiểu 62 (Type 62) là loại xe tăng hạng nhẹ do hãng Norinco của Trung Quốc sản xuất, phát triển từ năm 1960. Đây là một phiên bản thu nhỏ của xe tăng Type-59 (1 bản sao của xe tăng T-54) nên hình dạng của nó rất giống T-54A chỉ có điều nhỏ hơn, giáp mỏng nhẹ hơn, pháo nhỏ hơn và dùng các thiết bị điện tử khác nhằm giảm trọng lượng.

7.PT-85
PT-85 (hay còn gọi là Type 85/M-1985) là một xe tăng hạng nhẹ do Bắc Triều Tiên sản xuất. Nó là một xe tăng lội nước có tính năng tương tự như PT-76. Khung gầm của PT-85 dựa trên xe bọc thép VTT-323 (M-1973) cũng do Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên sản xuất dựa trên xe bọc thép Type-63 của Trung Quốc, tháp pháo của nó là tháp pháo của xe PT-76, đây có thể coi là 1 biến thể của PT-76 nhưng có vài đặc điểm với xe tăng K-63 của Trung Quốc.

Xe tăng PT-85 sử dụng nòng pháo 85 mm thay vì 76 mm như của PT-76 nên được gọi là PT-85. Phương Tây gọi nó là xe tăng hạng nhẹ M-1985 vì nó được sản xuất từ năm 1985.


8.SU-100
SU-100 là tên một loại pháo tự hành chống tăng của Liên Xô. Nó được Hồng quân Xô Viết sử dụng rộng rãi trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Xô-Đức.

SU-100 là sự kết hợp giữa chi phí rẻ và độ tin cậy cao của khung thân T-34 với khẩu pháo 100mm mạnh mẽ có thể hạ gục các loại xe tăng hạng nặng trong thế chiến thứ 2. Nhiều nhà quân sự học cho rằng SU-100 là loại pháo tự hành chống tăng tốt nhất trong thế chiến 2. Nó vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội Liên Xô và các đồng minh của nước này sau chiến tranh. Cho đến tận đầu thế kỷ 21, SU-100 vẫn phục vụ trong một số quân đội các nước, khiến nó trở thành loại pháo tự hành có thời gian phục vụ bền bỉ nhất trong lịch sử.


9.2S1 Gvozdika
2S1 Gvozdika (tiếng Nga: 2С1 “« Гвоздика “,” Hoa cẩm chướng ‘) là một loại pháo tự hành của Liên Xô dựa trên cơ sở xe tăng hạng nhẹ PT-76 nhưng thay vào đó là pháo 2A18 122mm,thật ra khung gầm của 2S1 lại là xe bọc thép chở quân MT-LB,chỉ có kết cấu thiết kế của 2S1 dựa trên xe tăng PT-76 mà thôi. Nó được Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) đặt tên là 2S1 Gvozdika.

10.2S3 Akatsiya
SO-152 (СО-152) là một pháo tự hành với cỡ nòng 152,4 ly của Liên Xô, được phát triển vào năm 1968 nhằm đối phó lại vũ khí tương tự của Mỹ là pháo tự hành M109 155 ly. Việc phát triển bắt đầu với nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra ngày 4 tháng 7 năm 1967. Trong năm 1968 SO-152 được hoàn thành xong và năm 1971 được đưa vào sử dụng. Theo cách đặt tên của Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) nó được gọi là 2S3 (2С3). 2S3 cũng mang một tên gọi khác là “Akatsiya” (Акация).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN