Top 10 di sản thế giới được công nhận tại Anh Quốc

0
1146
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Anh có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Thành phố cảng Liverpool
Thành phố cảng Liverpool là một di sản thế giới được UNESCO công nhận ở thành phố Liverpool, Anh. Nó bao gồm các tòa nhà và công trình lịch sử nổi tiếng nhất nằm ở sáu khu vực trung tâm thành phố Liverpool bao gồm Pier Head, Albert Dock, Khu bảo tồn đường William Brown (Khu phố văn hóa), Khu bảo tồn Dock Stanley, Khu bảo tồn phố Duke/Ropewalks, Khu bảo tồn phố Castle (Khu phố thương mại).

UNESCO đã nhận được đơn đề cử của Hội đồng thành phố cho sáu địa điểm trên vào tháng 1 năm 2003 và vào tháng 9 năm đó gửi ICOMOS đại diện để thực hiện một đánh giá về điều kiện và hiện trạng đối với các công trình được đề cử di sản thế giới. Trong tháng 3 năm 2004, ICOMOS khuyến nghị UNESCO công nhận Thành phố cảng Liverpool như là một di sản thế giới.
Khu vực đã được công nhận là di sản trong phiên họp thứ 28 của Ủy ban Di sản Thế giới vào năm 2004 theo tiêu chuẩn văn hóa ii, iii và iv. Nó được UNESCO công nhận bởi đây là “ví dụ tiêu biểu nhất của một thương cảng tại có ảnh hưởng toàn cầu của nước Anh”.

2.Hẻm núi Ironbridge
Hẻm núi Cầu sắt là một hẻm núi sâu ở Sông Severn ở Shropshire, Anh.

Ban đầu có tên là Hẻm núi Severn, hẻm núi hiện nay được lấy tên theo cây cầu sắt nổi tiếng ở đó, chiếc cầu sắt đầu tiên trên thế giới, và một thành tựu của ngành công nghiệp bắt đầu từ đó. Chiếc cầu được xây vào năm 1779 đẻ nối thị trấn công nghiệp Broseley với thị trấn chuyên khai thác mỏ đá Madeley và trung tâm công nghiệp Coalbrookdale.

Có hai lý do khiến cho địa điểm này rất có ích với ngành công nghiệp thời gian đầu. Các nguyên liệu, sắt, đá vôi, than, dùng cho ngành sản xuất sắt, đá lát và đồ sứ được phát hiện và khai thác dễ dàng ở hẻm núi. Con sông rộng và sâu cho phép vận chuyển dễ dàng các hàng hoá ra biển.


3.Avebury
Avebury ( /ˈeɪvbri/) là một di chỉ cự thạch thời kỳ đồ đá mới bao gồm ba vòng tròn đá nằm ở gần làng Avebury, Wiltshire, miền tây nam nước Anh. Đây là một trong những địa điểm thời tiền sử nổi tiếng nhất ở Anh, khi là nơi có vòng tròn đá lớn nhất châu Âu. Avebury cũng là một nơi thu hút rất đông khách du lịch và là một địa điểm có tầm quan trọng trong Pagan giáo đương đại.

Lịch sử của Avebury ước tính khoảng năm 2600 TCN,[1] tức là vào thời kỳ đồ đá hoặc đồ đá mới. Tượng đài bao gồm một số lượng lớn các phiến đá lớn có kích cỡ khác nhau, với một vòng tròn đá lớn kết quanh ngôi làng, bên trong vòng tròn đó là hai vòng tròn đá riêng biệt nhỏ hơn ở trung tâm của di chỉ. Mục đích ban đầu của các vòng tròn đá là chưa được xác định, nhưng các nhà khảo cổ học tin rằng, nó có thể là được sử dụng nhiều nhất đối với một số nghi lễ tôn giáo. Di tích cự thạch Avebury là một phần của cảnh quan thời tiền sử lớn hơn có chứa một số di tích cổ gần đó, bao gồm cả khu mộ đá West Kennet Long và gò đất thời tiền sử Silbury Hill.

Trong thời kỳ đồ sắt, khu vực này đã bị bỏ rơi, với một số bằng chứng về hoạt động của con người trong thời gian Anh thuộc La Mã. Đầu thời Trung cổ, một ngôi làng đầu tiên được xây dựng quanh, sau đó mở rộng ra khu vực của di chỉ. Trong thời kỳ cuối Trung cổ và Cận đại, người dân địa phương đã phá hủy rất nhiều các phiến đá của di chỉ vì cả lý do tôn giáo lẫn thực tiễn. Những người sưu tầm đồ cổ là John Aubrey và William Stukeley là những người đầu tiên nghiên cứu khảo cổ ở Avebury trong thế kỷ 17, và đã có nhiều bức vẽ cũng như các bản ghi chép những nghiên cứu của họ về di tích trước khi nó bị phá hủy. Trong thế kỷ 20, Alexander Keiller là người tiếp tục nghiên cứu và đã có những dự án nhằm phục hồi lại Avebury.

Ngày nay, tượng đài này được quản lý bởi tổ chức National Trust, một tổ chức bất vụ lợi có nhiệm vụ bảo vệ di sản. Ngoài ra, nó cũng là một di tích được liệt kê, một phần của Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1986 với tên gọi Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quan.


4.Bờ biển kỷ Jura
Jurassic Coast là các vách đá dọc theo Dorset và bờ biển Đông Devon, trải dài trên 200 km gần như là liên tục. Các vách đá này hình thành từ kỷ Trias, kỷ Jura, kỷ Phấn Trắng và kéo dài đến Đại Trung sinh (Mesozoic Era), được cho là đã tồn tại được 185 triệu năm. Các khu vực là các công viên địa chất hóa thạch góp phần nghiên cứu lịch sử Trái đất hơn 300 năm qua, đồng thời cũng là cảnh quan vô cùng ngoạn mục của dải đất Tây Nam nước Anh.


5.Cảnh quan vùng mỏ Cornwall và Tây Devon
Khu khai mỏ Cornwall và Tây Devon là một di sản thế giới, trong đó bao gồm cảnh quan khai thác tại Cornwall và Tây Devon ở phía Tây nam của Vương quốc Anh. Các địa điểm đã được thêm vào danh sách di sản thế giới tại phiên họp thứ 30 của UNESCO tại Vilnius vào năm 2006. Đây là các mỏ khai thác đồng và thiếc thế kỷ 18 và 19, thể hiện sự đóng góp của các mỏ tại Cornwall và Tây Devon cho cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh, tạo ra ảnh hưởng sâu sắc tới ngành công nghiệp khai thác trên toàn thế giới.


6.Cung điện Blenheim
Cung điện Blenheim /ˈblɛnəm/ (phát âm là “Blen-im”) tọa lạc ở Woodstock, Oxfordshire, Anh, là chỗ cư ngụ của các công tước Marlborough. Nó là tòa nhà duy nhất không phải của hoàng gia, hay của một vị giám mục ở Anh Quốc nhận được danh hiệu “cung điện” (palace). Lâu đài này, một trong những tòa nhà lớn nhất nước Anh, được xây dựng giữa 1705 và khoảng năm 1722. Blenheim Palace được chọn làm UNESCO Di sản thế giới vào năm 1987.

Ban đầu nó dự định được xây để làm quà tặng cho John Churchill, Công tước Marlborough thứ nhất, để cảm ơn ông đã đánh bại quân đội Pháp và Bavaria tại trận Blenheim (Trận Höchstädt lần thứ hai). Tuy nhiên, nó trở thành đề tài tranh cãi chính trị, dẫn tới việc John Churchill phải đi tỵ nạn, mất quyền lực tại lãnh thổ của mình, cũng như làm hư hại danh tiếng của kiến trúc sư Sir John Vanbrugh mà không thể hàn gắn được.


7.Lake District
Lake District (Khu vực Hồ), còn được gọi là Lakes hoặc Lakeland, là một khu vực miền núi Tây Bắc nước Anh. Vùng này được lập thành một vườn quốc gia từ năm 1951, là một địa điểm du lịch phổ biến, nó nổi tiếng với hồ nước, rừng và đồi núi qua các tác phẩm đầu thế kỷ 19 của William Wordsworth và Lake Poets (các nhà thơ khu vực Hồ), Beatrix Potter, John Ruskin. Với diện tích 2.362 km vuông, khu vực này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2017.[
Trong lịch sử từng được phân chia giữa Cumberland, Westmorland và Lancashire, Lake District hiện nay hoàn toàn trong hạt Cumbria. Tất cả các ngọn núi ở Anh cao hơn 3.000 feet (914,4 mét) trên mực nước biển đều nằm trong vườn quốc gia này, bao gồm cả Scafell Pike, ngọn núi cao nhất ở Anh với 978 mét. Nó cũng là nơi có hồ nước sâu nhất và dài nhất ở Anh, Wast Water và Windermere.


8.Nhà thờ chính tòa Durham
Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô, Đức Trinh nữ Maria và Thánh Cuthbert thành Durham (tiếng Anh: The Cathedral Church of Christ, Blessed Mary the Virgin and St Cuthbert of Durham) thường được gọi là Nhà thờ chính tòa Durham (Durham Cathedral) là nơi có Đền Thánh Cuthbert, là một đại giáo đường ở thành phố Durham, Anh, là trụ sở của Giáo phận Durham của Anh giáo. Giáo phận có từ năm 995, với nhà thờ chính tòa hiện nay được xây dựng năm 1093. Nhà thờ được coi là một trong những kiệt tác của kiến trúc Norman và đã được UNESCO liệt kê vào danh mục Di sản thế giới, cùng với gần Lâu đài Durham, đối diện với Cung điện Xanh.

Nhà thờ hiện nay thay thế “Nhà thờ Trắng” thế kỷ 10, được xây dựng như một phần của một nền tảng tu viện để chứa Đền Thánh Cuthbert thành Lindisfarne. Hiện vật quý của Nhà thờ Durham bao gồm các thánh tích của Thánh Cuthbert, đầu của Thánh Oswald xứ Northumbria và di hài của Thánh Bêđa Khả kính. Ngoài ra, thư viện chứa một trong các bộ hoàn thiện nhất của cuốn sách đầu in ở Anh, các ghi chép tu viện các tài khoản tu trước khi giải thể, và ba bản sao của Magna Carta.


9.Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quan
Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quan là một Di sản thế giới của UNESCO nằm ở Wiltshire, Anh. Nó bao gồm hai khu vực rộng lớn cách nhau 30 dặm (48 km) chứ không phải là một tượng đài cụ thể. Quần thể bao gồm một số những tượng đài lớn nổi tiếng trên toàn thế giới, nhưng khu vực cũng có mật độ lớn các địa điểm khảo cổ quy mô nhỏ, đặc biệt là các địa điểm thời tiền sử. Tại đây được xác định là có 700 hiện vật khảo cổ riêng biệt, 180 di tích được liệt kê bao gồm 415 hiện vật.

10.Saltaire
Saltaire là một làng kiểu mẫu thời kỳ Victoria nằm ở trung tâm của quận đô thị Thành phố Bradford, Tây Yorkshire, Anh. Ngôi làng nằm bên cạnh sông Aire và kênh đào Leeds và Liverpool. Ngôi làng đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, đồng thời nó cũng là một điểm mốc của Tuyến đường di sản công nghiệp châu Âu.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN