Top 6 địa điểm mà bạn nên ghé thăm khi đặt chân đến Cần Thơ

0
1394
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, Cần Thơ đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Cần Thơ dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất Cần Thơ. Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Em treo bẹo Cái Răng, Ba Láng
Ta thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ – thủ phủ của Tây Đô cũ). Cũng như những chợ nổi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chợ được hình thành để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa khi đường bộ và các phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển.

Người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng… Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn mang lại tiềm năng về kinh tế lẫn du lịch miền tây sông nước này.

2. Vườn Cần Thơ
Các vườn du lịch với những cây trái trĩu quả thu hút ngày càng đông khách du lịch đến thăm. Tới đây, du khách có thể vừa dạo chơi vừa thưởng thức trái cây ngay tại vườn cùng các loại đặc sản miền quê khác như cá nướng, ốc luộc…

3. Vườn cò Bằng Lăng
Cần Thơ mang vẻ đẹp mộc mạc, chân phương của miền sông nước với cánh đồng xanh mướt chạy dài thẳng tắp tận chân trời, với vườn cây trái sum suê trĩu quả, với câu hò ngọt ngào thấp thoáng chiếc áo bà ba trên dòng kênh sóng sánh ánh nước và hàng ngàn cánh chim rợp cả mây trời tại vườn cò Bằng Lăng. Một điểm du lịch hấp dẫn tại Thốt Nốt, Cần Thơ.

4. Nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy hiện thờ họ Dương, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 và tôn tạo lại vào giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà bề thế nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ. Bước qua rào cổng kiên cố bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp, bạn sẽ thấy một cổng phụ xây theo kiến trúc Á Đông với 4 cột tròn, mặt trước gắn bảng “Phước An Hiệu”.

Chủ nhân ngôi nhà là ông Dương Chấn Kỷ – một thương gia trí thức giàu có, đồng thời cũng là điền chủ có óc mỹ thuật. Ông rất thích tìm tòi cái mới, lạ của trào lưu Tây phương đang thịnh hành, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Chính vì vậy, du khách có thể nhận thấy sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây.

5. Chùa Ông
Chùa Ông tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán, Chùa Ông được bà con người Hoa – Quảng Đông xây cất vào năm Quang Tự 20 (1894), hoàn thành năm 1896, trên khu đất có diện tích rộng 532m², ở đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, thuộc khu vực bến Ninh Kiều theo hướng Đông Tây. Vốn là hội quán của nhóm người Hoa thuộc Quảng Châu và Triệu Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân sang vào thế kỉ XVII – XVIII.
Ở chính điện chùa thờ Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Công), biểu tượng cho nhân nghĩa lễ trí tín, lòng dũng cảm, trung thành nên người dân địa phương quen gọi một cách dân dã là chùa Ông.
Chùa được tồn tại cho đến ngày nay với các kiến trúc hầu như còn được giữ khá nguyên vẹn từ hình dáng bên ngoài đến chạm trổ nội điện. Hầu hết vật liệu như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, chuông đồng, lư hương,… đều được đưa từ Quảng Đông sang. Chùa được trang trí bằng những hình nhân bằng sành sứ tái hiện những điển tích, truyền thuyết Trung Hoa trên bờ nóc và hai bên cổng tam quan. Hai cột đá chính của cổng tam quan được trang trí thêm đôi lân, mái ngói âm dương với các gờ bó ngói ống men xanh thẫm, bờ nóc trang trí những hình lưỡng long chầu nguyệt bằng gốm sứ đủ màu.


6. Chùa Nam Nhã
Trước đây, Chùa Nam Nhã là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường và đã là nơi liên lạc, hội họp của các sĩ phu trong phong trào đấu tranh chống Pháp là tổ chức Việt Nam Quang Phục hội.

Đến đây, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa, mà còn có thể tìm hiểu những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước trong phong trào Đông Du, Đặc ủy Hậu Giang, hay Xứ ủy Nam Kỳ trong những năm đầu khó khăn của cách mạng Việt Nam.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN