Là quốc gia nằm ở trung Âu và giáp ranh với rất nhiều quốc gia khác , CH Séc có hệ thống ngôn ngữ vô cùng phong phú mà bạn có thể tìm hiểu sau đây.
1.Tiếng Séc
Tiếng Séc (čeština) là một trong những ngôn ngữ thuộc nhánh phía Tây của các ngôn ngữ Slav – cùng với tiếng Slovak, Ba Lan, Pomeran (đã bị mai một) và Serb Lugic. Tiếng Séc được nói bởi hầu hết người Séc sống tại Cộng hòa Séc và trên toàn thế giới (tất cả trên khoảng 12 triệu người). Tiếng Séc rất gần gũi với tiếng Slovak và, với một mức độ thấp hơn, với tiếng Ba Lan. Phần lớn những người Séc và Slovak có thể hiểu được nhau không mấy khó khăn bởi hai nước đã sống cùng nhau như Tiệp Khắc từ năm 1918 cho đến Cách mạng Nhung.
2.Tiếng Slovak
Tiếng Slovak (tiếng Slovak: Slovenčina, phát âm: x-lô-ven-trin-na hay slovenský jazyk, phát âm: x-lô-ven-xki ia-dik) là ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Tây-Slav thuộc hệ Ấn-Âu (cùng nhóm với tiếng Séc, tiếng Ba Lan và Tiếng Serbia-Croatia).
Có hơn 6 triệu người trên thế giới dùng tiếng Slovak, trong đó tại Slovakia có khoảng 4,5 – 5 triệu người. Tại các quốc gia khác, con số đó (số người Slovak ở nước ngoài/ số kiều dân Slovak biết nói tiếng Slovak) theo thống kê chính thức của các cộng đồng kiều dân Slovak và các cơ quan ngoại giao năm 2000-2001 như sau:
3.Tiếng Bulgaria
Tiếng Bungary (tiếng Bulgaria: български, bǎlgarski, phát âm [ˈbɤɫɡɐrski]) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, một thành viên của nhánh Xlavơ. Cùng với tiếng Macedonia có quan hệ gần gũi, nó tạo thành nhóm phía đông của nhánh Xlavơ Nam của các ngô ngữ Xlavơ. Tiếng Bulgaria sử dụng bảng chữ cái Cyrill như các tiếng Nga, tiếng Serbia và tiếng Macedonia.
Lịch sử tiếng Bulgaria được chia làm 3 giai đoạn: cổ đại, trung đại và hiện đại. Giai đoạn cổ đại của ngôn ngữ này kéo dài từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11; giai đoạn trung đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14; giai đoạn hiện đại từ thế kỷ 15 nhưng ngôn ngữ học thuật hiện nay khá khác biệt với tiếng Bulgaria Cổ chỉ được tạo ra trong thế kỷ 19. Các phương ngữ chính của tiếng Bulgaria là phương ngữ phía đông và phương ngữ phía tây, mỗi nhóm này lại được chia ra thành nhóm nhỏ bắc và nam. Ngôn ngữ văn học hiện đại chủ yếu dựa trên các phương ngữ phía bắc.
Tiếng Bulgaria thể hiện nhiều cải cách ngôn ngữ khiến nó tách ra khỏi nhóm các ngôn ngữ Xlavơ khác, như việc loại bỏ cách, sự phát triển của các mạo từ, không có một lối động từ vô định. Đến năm 2007, có khoảng 10 triệu người sử dụng tiếng Bulgaria thông thạo.
4.Tiếng Hy Lạp
Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά [eliniˈka], elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα , ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp. Nó có lịch sử ghi chép dài nhất trong tất cả ngôn ngữ còn tồn tại, kéo dài 34 thế kỷ.[1] Bảng chữ cái Hy Lạp là hệ chữ viết chính để viết tiếng Hy Lạp; vài hệ chữ khác, như Linear B và hệ chữ tượng thanh âm tiết Síp, cũng từng được dùng. Bảng chữ cái Hy Lạp xuất phát từ bảng chữ cái Phoenicia, và sau đó đã trở thành cơ sở cho các hệ chữ Latinh, Kirin, Armenia, Copt, Goth và một số khác nữa.
Tiếng Hy Lạp có một vị trí quan trọng trong lịch sử Thế giới phương Tây và Kitô giáo; nền văn học Hy Lạp cổ đại có những tác phẩm cực kỳ quan trọng và giàu ảnh hưởng lên văn học phương Tây, như Iliad và Odýsseia. Tiếng Hy Lạp cũng là ngôn ngữ mà nhiều văn bản nền tảng trong khoa học, đặc biệt là thiên văn học, toán học và logic, và triết học phương Tây, như những tác phẩm của Aristoteles, được sáng tác. Tân Ước trong Kinh Thánh được viết bằng tiếng Hy Lạp Koiné.
Vào thời cổ đại Hy-La, tiếng Hy Lạp là một lingua franca, được sử dụng rộng rãi trong vùng ven Địa Trung Hãi. Nó trở thành ngôn ngữ chính thức của Đế quốc Byzantine, rồi phát triển thành tiếng Hy Lạp Trung Cổ. Dạng hiện đại là ngôn ngữ chính thức của hai quốc gia, Hy Lạp và Síp, là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại bảy quốc gia khác, và là một trong 24 ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu. Ngôn ngữ này được nói bởi hơn 13 triệu người tại Hy Lạp, Síp, Ý, Albania, và Thổ Nhĩ Kỳ.
5.Tiếng Hungary
Tiếng Hungary (magyar nyelv nghe (trợ giúp·chi tiết)) là một ngôn ngữ chính thức của Hungrary và một trong 24 ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu. Ngoài Hungary, nó còn được nói bởi những cộng đồng người Hungary ở các nước láng giềng (đặc biệt Romania, Slovakia, Serbia và Ukraine) và trên thế giới. Như tiếng Phần Lan và tiếng Estonia, nó thuộc về hệ ngôn ngữ Ural, với tiếng Mansi và tiếng Khanty có quan hệ gần nhất. Nó là một trong số ít những ngôn ngữ châu Âu không thuộc về hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.
Tên bản địa tiếng Hungary của ngôn ngữ này là magyar [ˈmɒɟɒr] hay magyar nyelv ). Từ “Magyar” cũng là một từ tiếng Anh để chỉ người Hungary và ngôn ngữ của họ.