Top 5 cuốn tiểu thuyết Pháp hay nhất mà bạn nên đọc một lần trong đời

0
1895
Vật Phẩm Phong Thủy

Bạn là một người đam mê đọc sách, bạn là người thích khám phá những tựa sách cũ nhưng lại hay , thì bạn không nên bỏ qua những cuốn tiểu thuyết của Pháp hay nhất mọi thời đại sau đây.

1.Đi tìm thời gian đã mất
Đi tìm thời gian đã mất (tiếng Pháp: À la recherche du temps perdu) là bộ tiểu thuyết gồm 7 tập của nhà văn Pháp Marcel Proust, được viết từ 1908-1909 đến 1922 và xuất bản từ 1913 đến 1927, trong đó 3 tập cuối chỉ được xuất bản sau khi tác giả qua đời. Tiểu thuyết này được xếp vào trong số 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất trong thế kỷ 20. Tạp chí Time cũng bình chọn Đi tìm thời gian đã mất năm trong số mười cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại

Marcel Proust bắt đầu viết Đi tìm thời gian đã mất từ những năm cuối thế kỷ 19 và đã bỏ dở rồi lại viết tiếp mấy lần. Năm 1908, ông bắt đầu viết lại lần thứ ba và năm 1912 hoàn thành quyển 1: Bên phía nhà Swann (Du côté de chez Swann). Ba nhà xuất bản từ chối tác phẩm nhưng cuối cùng Grassaet nhận in vào năm 1913. Quyển 2, Dưới bóng những cô gái tuổi hoa (A l’ombre des filles en fleur), ra đời năm 1919. Trong ba năm cuối cuộc đời, tự giam mình trong một gian phòng cách biệt với xã hội, Proust đã viết ngày viết đêm và hoàn thành bộ sách với quyển 3: Về phía nhà Germantes (Côté de Germantes, 1920 đến 1921); quyển 4: Sodome và Gomorrhe (Sodome et Gomorrhe, 1921 đến 1922); quyển 5: Cô gái bị cầm tù (La Prisonnière, 1923); quyển 6: Albertine biến mất (Albertine disparue, 1925) và quyển 7: Thời gian tìm thấy lại (Le Temps retrouvé, 1927).

2.Hoàng tử bé
Hoàng tử bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ông đã thuê ngôi biệt thự The Bevin House ở Asharoken, New York, Long Island trong khi viết tác phẩm này. Cuốn tiểu thuyết cũng bao gồm nhiều bức tranh do chính Saint-Exupéry vẽ. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương) và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại và được phát triển trở thành một sê ri truyện tranh có 39 chương. Truyện còn được dùng như tài liệu cho những người muốn làm quen với ngoại ngữ.


3.Tồn tại và hư vô
L’Être et le Néant (Tiếng Việt: Tồn tại và hư vô) là một tác phẩm lớn, hơn 700 trang sách, của Jean-Paul Sartre, một trong những nhà triết học hàng đầu của Pháp thế kỷ 20, một trong những người sáng lập ra Chủ nghĩa hiện sinh. Lúc L’Être et le Néant ra đời (1943), chẳng mấy người hiểu nó. Năm 1947, Francis Jeanson đã viết cuốn Sartre par lui-même (Sartre, do chính Sartre) tái bản dưới tựa Le problème moral et la pensée de Sartre (Vấn đề luân lý và tư tưởng của Sartre), giới thiệu, trình bày lại chính xác, mạch lạc, dễ hiểu triết lý của Sartre và những vấn đề luân lý nó đặt ra. Trong Lời đề tựa cho quyển sách này, Sartre công nhận: Jeanson đã trình bày trung thành triết lý của mình và, trên cơ sở đó, nêu những đề tài suy ngẫm Sartre đang nêu cho chính mình.

Trong L’Être et le Néant, dựa vào một số nhận xét, khái niệm cơ bản, Sartre phân tích, định nghĩa lại rất nhiều khái niệm của triết học, của đời sống hàng ngày: Thực thể, Hư vô, khách quan, chủ quan, khả năng hỏi, sự giả dối với chính mình, sự thực, sự thành thực, mình, thời gian, lượng và chất, kiến thức, thể xác, tình yêu, ngôn ngữ, nhu cầu hành hạ mình, sự thèm muốn xác thịt, sự thù hận, nhu cầu tra tấn người khác, tự do,…

Trong L’Être et le Néant có câu văn trứ danh La liberté, c’est l’angoisse du choix (Tự do, chính là khắc khoải lựa chọn): khắc khoải không do mình sợ lựa chọn đúng hay sai và do đó có thể không đạt điều mình muốn, mà do mình sợ tự do của chính mình: không có lý do nào khiến mình phải lựa chọn tương lai này hay tương lai khác, chính mình tạo lý do đó và mình thừa biết lý do đó không đầy đủ để giải thích lựa chọn của mình. Trước vực thẳm, mình phải lựa chọn giữa hai khả năng của chính mình: bổ đầu xuống đó hay ngoảnh mặt, đi chỗ khác. Hai lựa chọn đó đều không tất yếu, đều “vô lý”.

Đây là công trình triết học chính của J.P. Sartre, đã trở thành thánh kinh với lớp trẻ trí thức Pháp. Trọng tâm triết lý của Sartre trong toàn bộ sáng tác là con người tự do đánh giá ý nghĩa cuộc đời mình, tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Tồn tại và hư vô là sự tổng hợp quan điểm chính của Sartre về cuộc sống.


4.Bọn làm bạc giả
Câu chuyện xoay quanh Bernard – một bạn học của Olivier, đang chuẩn bị học đại học – phát hiện ra anh ta là con hoang và coi đó là một lý do để chạy ra khỏi nhà. Anh ta dành một đêm trên giường của Olivier (nơi thảo luận về tình dục với Olivier kể lại một chuyến thăm gần đây một cô gái điếm và làm thế nào anh ta không thấy thú vị). Sau khi Bernard đánh cắp vali của Edouard, chú của Olivier, và các biến chứng sau đó, là thư ký của Edouard. Olivier là ghen tị và kết thúc trong tay của Comte diabolical de Passavant đầy hoài nghi, người đi với anh ta đến Địa Trung Hải.


5.
La Vie mode d’emploilà một ” tiểu thuyết ” 1 của Georges Perec xuất bản năm 1978 và những người đã nhận được Giải Médicis cùng năm. Đây là một tác phẩm đáng kể mà văn bản của nó kéo dài hơn một thập niên, với 600 trang của nó (không kể phụ lục), sáu phần của nó cộng với một bài báo, 99 chương của nó và 2000 ký tự của nó 2 .

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN