Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về nghiên cứu và phê bình văn học được nhiều người mua nhất hiện nay
1 Thi Nhân Việt Nam
Hơn nửa thế kỷ trước đây, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn học trước Cách mạng tháng Tám của đất nước. Các thi sĩ của thuở ấy đã đem lại cho bạn đọc một tiếng nói mới, phản ánh khá trung thực tâm trạng của cả một lớp thanh niên tiểu tư sản trong cuộc sống có nhiều đau buồn, trăn trở và đôi khi bế tắc trước hiện trạng của đất nước thời bấy giờ. Với sự đổi mới mạnh mẽ của hình thức nghệ thuật, Thơ mới thực sự đã thu hút được sự chú ý của khá đông bạn đọc yêu thơ và đó cũng là một đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thể loại và chứng minh khả năng biểu đạt phong phú của tiếng Việt. Ngay lúc bây giờ hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân đã sớm nhận ra giá trị ấy và đã kịp thời sưu tầm, giới thiệu các thành tựu của phong trào Thơ mới qua tác phẩm Thi nhân Việt Nam và đã cho xuất bản vào đầu năm 1942. Thi nhân Việt Nam là sự khám phá và đánh giá đầu tiên đối với Thơ mới. Chúng ta đều biết việc lựa chọn tác phẩm và tác giả đương thời, nhất là những người mới xuất hiện trên văn đàn, là một việc làm hết sức khó khăn, nhưng với sự cảm thụ khá sâu sắc và với cái nhìn tinh tế, các tác giả đã chọn được một chùm hoa giàu hương sắc trong vườn thơ mới đã gửi tặng những người yêu thơ. Chính vì thế Thi nhân Việt Nam đã được bạn đọc cả nước đón nhận và tán thưởng. Đáp đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong và ngoài nước, nhất là của những nhà nghiên cứu, những sinh viên văn khoa và đông đảo những người yêu thơ, Nhà xuất bản Văn học cho tái bản tác phẩm Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân trong Tủ sách nghiên cứu. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, việc thẩm định lại những gia trị có thể có những thay đổi, nhưng để bảo đảm tính lịch sử của một tác phẩm đã xuất hiện trước đây, chúng tôi cho in nguyên văn của tác phẩm. Ngoài ra để có thêm tư liệu tham khảo cho bạn đọc, chúng tôi cho in thêm Lời cuối sách. Xin trân trọng giới thiệu Thi nhân Việt Nam cùng bạn đọc.
2 Việt Nam Thi Ca Luận Và Văn Chương Xã Hội
Theo Mai Anh Tuấn, các công trình của Lương Đức Thiệp dù xuất bản đã lâu, nhưng đã là giá trị trải qua thử thách, thì khi đọc ở thời điểm nào cũng gây sửng sốt, ngạc nhiên vì sự bền vững nhưng tươi mới.
– Xin anh cho biết đôi nét nổi bật trong sự nghiệp của Lương Đức Thiệp?
– Không thật sự có nhiều thông tin xác thực về tiểu sử Lương Đức Thiệp (ngoài phỏng đoán ông sinh năm 1904, mất năm 1946, quê ở Hưng Yên). Nhưng nhìn vào những trước tác của ông còn lại đến nay, có thể định hình chân dung ông ở mấy điểm nổi bật.
Trước hết, ông thuộc thế hệ trí thức tân học, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, ủng hộ và phần nào trở thành yếu nhân của xu hướng “tri tân” diễn ra khá mạnh mẽ đầu thập niên 1940.
Chính trong thời điểm này, Lương Đức Thiệp không chỉ gặp gỡ, đồng điệu tư tưởng với nhiều tiếng nói đương thời xoay quanh nhóm Hàn Thuyên, mà còn nhanh chóng tiếp nhận tinh thần của chủ nghĩa Mác khi xem xét, nhận diện, khảo cứu nhiều vấn đề văn chương, xã hội Việt Nam.
Chỉ trong vòng dăm năm, Lương Đức Thiệp đã kịp ghi dấu ấn quan điểm qua loạt các công trình: Việt Nam thi ca luận (1942), Xã hội Việt Nam (1944), Văn chương và xã hội (1944), Nghệ thuật thi ca (1945), Duy vật sử quan (1945)…
3 Xuân Quỳnh – Tác Phẩm Và Lời Bình
Chuyên mục mỗi tuần một cuốn sách của tổ Ngữ Văn tuần này xin giới thiệu tới các thày cô và các em cuốn sách Xuân Quỳnh-Tác phẩm và lời bình, một tác phẩm của nhà xuất bản Văn học.
Xuân Quỳnh -Tác phẩm và lời bình nằm trong Bộ sách Tác phẩm và lời bìnhthuộc tủsách Văn họcnhà trường bao gồm sáu cuốn, là tập hợp các tác phẩm đặc sắc của sáu tác giả nổi tiếng trong văn học hiện đại Việt Nam là: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh cùng rất nhiều tác phẩm phê bình văn học của nhiều nhà phê bình nổi tiếng như Hoài Thanh – Hoài Chân, Vương Trí Nhàn, Hà Minh Đức… mang tới cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, thi pháp của từng tác giả và giúp cho người đọc phần nào nắm bắt được toàn diện hình thái nền văn học hiện đại nước nhà trong hơn nửa thế kỷ qua.
Xuân Quỳnh (1942-1988), tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ra ở thập kỉ 40 và trưởng thành với những tác phẩm thơ trẻ ở thập kỉ 60. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng “nữ hoàng của thơ tình” với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa…
Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may,Tự hát, Nói cùng anh… Các bài thơ Sóng, Truyện cổ tích về loài người(Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam. Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh được coi là nữ sĩ tài năng bậc nhất trong văn học Việt Nam. Những vần thơ của Xuân Quỳnh lôi cuốn độc giả bởi chất thơ trong trẻo, hình ảnh thơ đơn giản, mộc mạc mà đầy ý nghĩa. Tiếng lòng của người con gái được trình bày tự nhiên, đáng yêu, dung dị, vừa thầm kín Á Đông, vừa hiện đại và đầy sức sống của một cô gái trước ngưỡng thời đại mới. Lớn lên giữa một thời kì đất nước phải đương đầu với vô vàn khó khăn về kinh tế, về chiến tranh… Nhưng Xuân Quỳnh, khác nào một cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt sức mình để nở những bông hoa quý cho cuộc đời. Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ, và “sự sống” của một người phụ nữ. Vì lẽ đó hầu hết thơ của chị đều là thơ trữ tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản ánh vào thơ chị thông qua cái lăng kính trữ tình đó. Thơ Xuân Quỳnh khác nào một cuốn nhật kí bỏ ngỏ và ai ngờ, chính vì vậy mà thơ chị được đông đảo quần chúng – nam, phụ, lão ấu, và cả lính nữa nâng niu và nồng nhiệt đón nhận. Họ bị thu hút bởi những gì rất “Hồ Xuân Hương” nơi chị: Một người phụ nữ xinh đẹp, chân chất, đôn hậu, rất mực yêu đời và vui tính nhưng cung rất mực sắc sảo và “đáo để”. Đột ngột ra đi bởi một tai nạn giao thông vào năm 1988, khi vừa bước vào độ tuổi chín muồi cả về sự nghiệp và cuộc đời của một người phụ nữ, Xuân Quỳnh để lại một khoảng trống trong nền thi ca Việt Nam hiện đại và niềm tiếc thương vô hạn trong lòng độc giả.
4 Tố Hữu – Tác Phẩm Và Lời Bình
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, gần cố đô Huế. Tố Hữu đến với thi ca khá sớm, từ năm 18 tuổi. Cùng năm đó, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1939, ông bị quân Pháp bắt. Tháng 3/1942, ông vượt ngục Đác Giây, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Thanh Hoá. Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu làm Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
5 Kim Dung Giữa Đời Tôi Toàn Tập
Kim Dung giữa đời tôi là một bộ biên khảo của nhà văn Vũ Đức Sao Biển luận bàn về 12 bộ sách võ hiệp của Kim Dung từ phong các xây dựng nhân vật, võ công, tình yêu, rượu, âm nhạc đến pháp luật… được viết từ năm 1993. Bộ sách gồm 5 tập, có tựa đề Kiều Phong – Khát vọng của tự do, Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân, Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo, Thanh kiếm và cây đàn và Nhân vật Kim Dung nhìn qua lăng kính pháp luật.
Ở lần tái bản này, ngoài phần in gộp 5 tập sách trên còn có thêm nội dung cuốn mới, cuốn thứ sáu với tên Những vụ án kinh điển trong tiểu thuyết Kim Dung. Những chương viết trong cuốn này đã được đăng trên báo Nguyệt san Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh trong ba năm qua.
Kim Dung giữa đời tôi toàn tập là một bộ sách cần thiết cho những người yêu sách, những người thích đọc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung và thích những bộ phim do Trung Quốc dựng từ tiểu thuyết của ông. Đặc biệt đối với những sinh viên đang theo học các ngành ngữ văn Hán Nôm, Đông phương học và Trung Quốc học, bộ sách là cơ sở giúp các bạn tìm hiểu văn hóa và văn học Trung Quốc cận đại.
6 Màn – Milan Kundera
Trong Màn, tác giả thử định nghĩa tiểu thuyết là gì, tại sao nó lại đặc biệt đến vậy, trước hết là trong văn học và rồi sau đó so với các môn nghệ thuật khác. Ông muốn hiểu tiểu thuyết và trước hết đưa tiểu thuyết vào một bối cảnh lịch sử rồi địa lý. Ý tưởng là để nắm được quá trình phát triển của môn nghệ thuật mà mục đích có thể gói gọn trong việc tìm cách đi vào tâm hồn sự vật.
Kundera không phân tích như một giáo sư, với vẻ lạnh lùng xa cách của nhà bác học hay thói ngạo nghễ đạo mạo của chuyên gia, ông vui mừng hớn hở, rồi nổi giận đùng đùng, phủ đầy tác phẩm của mình những dấu chấm than và ngoặc đơn. Tiểu luận được chia làm bảy phần, mỗi phần lại được chia thành những chương nhỏ, được viết bằng một thứ tiếng Pháp giản dị trong sáng. Màn được xây dựng như một cuộc đàm đạo thân tình kéo dài, ở đó hòa lẫn giữa cái nghiêm trọng với những gì nhẹ nhàng, giữa quá khứ và hiện tại, giữa những điều hài hước và nghiêm túc, nhưng dù ở đâu cũng không bao giờ rời xa điều cốt yếu.
Tiểu luận này là một cuốn sách gối đầu giường. Tại sao người ta lại viết tiểu thuyết? Để “đi vào tâm hồn sự vật”, Flaubert đáp. Để thoát khỏi quyền lực của sự quên, Kundera bẻ lại. Tiểu thuyết là “một tòa lâu đài không thể phá hủy của cái không thể quên nổi”. Một định nghĩa mới đẹp làm sao!