Top 8 di sản thế giới được công nhận tại Đan Mạch

0
1222
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Đan Mạch có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Vịnh băng Ilulissat
Vịnh băng Ilulissat (Ilulissat Kangerlua) là một vịnh hẹp đầy băng ở gần thành phố Ilulissat, đảo Greenland. Vịnh băng Ilulissat đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới từ năm 2004, tại khóa họp thứ 28.


Vịnh hẹp Ilulissat dài 40 km, rộng 7 km, chỗ sâu nhất là 1.200 m. Ở đầu vịnh hẹp, giáp Sermeq Kujalleq, là Dải sông băng lục địa Ilulissat Isbræ. Mép dải sông băng lục địa này luôn luôn có những khối băng lớn vỡ ra, được đẩy vào vịnh hẹp Ilulissat với tốc độ trung bình từ 20 tới 35 m/ một ngày đêm, tức khoảng 20 tỷ tấn/năm (bằng lượng nước ngọt tiêu dùng của Pháp trong 1 năm).

Các núi băng lớn này có đường kính rộng tới nhiều trăm mét, và cao tới 1.000 m, nằm chắn ngang cửa vịnh hẹp, nơi chiều sâu chỉ có vài trăm mét. Tại đây, núi băng vỡ ra từng mảng nhỏ; số băng còn lại – do sức ép quá lớn từ bên trong – thoát ra biển và theo dòng chảy về phía tây bắc ra Eo biển Davis.

Núi băng trồi trên mặt nước cao tới 150 m, tức khoảng 10%. Phần còn lại, chìm dưới mặt nước biển. Các núi băng này thường chỉ tan ra khi trôi tới vĩ tuyến 40-45o bắc (ngang mức thành phố New York của Hoa Kỳ).

2.Vách đá Stevns
Vách đá Stevns là một vách đá dài 12 km, và chiều cao lên tới 41 mét nằm tại ranh giới phía đông Stevns, Đan Mạch.

Đây là vách đá vôi, từ thời Trung cổ thì đây đã được sử dụng là khu vực công trường khai thác cho các công trình xây dựng. Mãi cho đến tận năm 1940, hoạt động khai thác ở đây mới bị chấm dứt.

Đức giám mục Absalon ở Copenhagen sử dụng đá vôi khai thác tại đây để làm nguyên liệu xây dựng những lâu đài của mình.

Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Vách đá Stevns và biển Wadden của Đan Mạch đã được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO

3.Nhà thờ chính tòa Roskilde
Nhà thờ chính tòa Roskilde (tiếng Đan Mạch: Roskilde Domkirke), tại thành phố Roskilde trên đảo Sjælland là 1 nhà thờ kiểu kiến trúc Gothic được xây bằng gạch đầu tiên ở Bắc Âu. Nhà thờ này được xây trong thế kỷ 12 và 13, vừa theo kiểu kiến trúc Gothic vừa có nét kiến trúc Roman và là nhà thờ chính tòa duy nhất của đảo Sjælland cho tới thế kỷ thứ 20. Hai chỏm tháp nhọn cao của nhà thờ vượt lên nền trời thành phố.

Nhà thờ chính tòa Roskilde cũng là nơi an táng nhiều vua chúa Đan Mạch từ thế kỷ 15 trong các nhà nguyện được xây nối vào nhà thờ. Tới thời Cải cách (sang đạo Tin Lành) năm 1536, trụ sở của Giám mục được dời tới Copenhagen và Giám mục mang danh hiệu Giám mục Sjælland. Từ đây việc đăng quang của nhà vua diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà Copenhagen hoặc tại nhà nguyện trong dinh Frederiksborg.

Hàng năm có khoảng 125.000 du khách tới thăm nhà thờ này. Từ năm 1995, nhà thờ chính tòa Roskilde đã được UNESCO ghi vào danh sách Di sản thế giới.


4.Lâu đài Kronborg
Lâu đài Kronborg (tiếng Đan Mạch: Kronborg Slot) là một lâu đài của Đan Mạch, nằm ở thành phố Helsingør (được làm cho bất tử dưới tên Elsinore trong tác phẩm Hamlet của Shakespeare), tại mỏm cực đông của đảo Zealand, nơi hẹp nhất của eo biển Oresund, giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Quãng eo biển này chỉ rộng 4 km, do đó là điểm chiến lược quan trọng để đặt một pháo đài nhằm kiểm soát tàu bè lưu thông qua eo biển. Lâu đài Kronborg là một lâu đài rất quan trọng ở Bắc Âu trong nhiều thế kỷ và đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới ngày 30 tháng 11 năm 2000.[1] Mỗi năm có khoảng 200.000 người tới thăm lâu đài này.


5.Kujataa: Nông trại của người Na Uy và Inuit ở rìa chỏm băng
Kujataa là một vịnh băng, một khu vực nông nghiệp cận Bắc Cực ở Greenland. Trải dài trên 100 km giữa hai thị trấn Narsaq và Qaqortoq ở khu vực phía nam Greenland, nó là di sản thế giới thứ hai trên đảo Greenland và là di sản thứ 9 của Đan Mạch được UNESCO công nhận vào năm 2017.


6.Cảnh quan săn bắn Bắc Zealand
Cảnh quan săn bắn Bắc Zealand bao gồm các căn cứ và khu rừng săn bắn ở phía bắc thủ đô Copenhagen đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào ngày 04 tháng 7 năm 2015. Cảnh quan bao gồm ba khu vực chính: Store Dyrehave, Gribskov và Jægersborg Dyrehave/Jægersborg Hegn.


7.Biển Wadden
Biển Wadden (tiếng Hà Lan: Waddenzee, tiếng Đức: Wattenmeer, tiếng Hạ Saxon:Wattensee, tiếng Đan Mạch: Vadehavet, tiếng Tây Frisia: Waadsee) là một đới gian triều (vùng đất bị ngập nước biển khi triều lên) ở phần đông nam của biển Bắc. Khu vực này nằm giữa vùng duyên hải của phía tây bắc châu Âu lục địa và chuỗi các đảo trong quần đảo Frisia, tạo thành một vùng nước nông với các bãi lầy thoai thoải và các vùng đất lầy lội. Đây là nơi có đa dạng sinh học cao. Năm 2009, các phần của biển Wadden thuộc Đức và Hà Lan đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản thế giới vào năm 2009 và được mở rộng thêm phần thuộc Đan Mạch vào năm 2014.


8.Jelling Mounds, Runic Stones and Church
Bia đá Jelling gồm có 2 tấm đá khắc chữ rune của Đan Mạch ở sân nhà thờ Jelling. Các chữ rune được khắc trên các tấm bia này rất quan trọng về mặt lịch sử. Cùng với nhà thờ Jelling và 2 nấm mộ cổ đắp cao, các Bia đá Jelling đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1994 (kỳ họp thứ 18).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN