Từ lâu, Quảng Trị đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Quảng Trị dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.
1. Thành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, cách quốc lộ 1A 2km về phía Bắc, cách dòng sông Thạch Hãn 500m về phía đông.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” (Quốc sử quán Triều Nguyễn), toà thành Quảng Trị được xây dựng từ đầu thời vua Gia Long nhà Nguyễn, ở địa phận huyện Đăng Xương; năm thứ 8 dời đắp ở địa phận xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng. Năm Minh Mạng thứ 4, đắp bằng đất; đến năm Minh Mạng thứ 8 (năm 1827) thì được xây bằng gạch. Đây chính là toà thành còn lại những dấu tích cho đến ngày nay. Trong lịch sử thời phong kiến, thành Quảng Trị là là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là tiền đồn quân sự quan trọng bảo vệ kinh đô Phú Xuân – Huế từ phía Bắc.
Lịch sử hiện đại đã ghi dấu ấn ở Thành cổ Quảng Trị bằng một cuộc chiến khốc liệt, bi hùng; đó là cuộc chiến Thành cổ vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. 81 ngày đêm, với hàng trăm nghìn tấn đạn bom trút xuống, đã gần như san phẳng toà thành cổ cùng cả thị xã Quảng Trị. Hàng ngàn con người đã ngã xuống nơi đây vì Tổ quốc, cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.
2. Thánh địa La Vang
Theo một thuyết, dưới thời vua Cảnh thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công Giáo. Cho nên để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân ở vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải “la” lớn, mà “la” lớn thì “vang”. Cái tên La Vang ra đời.
Một giả thuyết tương tự về tiếng “la vang” đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thì thường chia nhau thức canh, thấy động thì “la vang” lên để mọi người đến tiếp cứu.
Một cách giải thích khác là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết “lá vằng” không dấu thành La Vang.
3. Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải
Tên gọi ban đầu của cây cầu nơi miền Quảng Trị này là Minh Lương. Cái tên được đặt từ thời vua Minh Mạng, do sợ phạm húy nên cư dân nơi đây đã đổi thành Hiền Lương. Sông Bến Hải thuở đầu cũng được gọi là sông Bến Hói vì chữ “hói” trong tiếng địa phương đọc lệch gần giống như chữ “hải”.
Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là tên gọi gắn liền với cụm di tích lịch sử bao quanh bờ sông Bến Hải và cầu Hiền Lương – chứng nhân lịch sử trước cảnh “Đất Nước chia đôi”, trước cuộc kháng chiến bền bỉ, bi tráng của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954.
4. Nhà Tù Lao Bảo
Di tích Nhà tù Lao Bảo hay còn gọi là Nhà đày Lao bảo nằm ở phía Tây Nam Đường 9, cạnh sông Sê Pôn, thuộc địa bàn thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo; Cách thị trấn Khe Sanh – huyện ly huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị 22 km về hướng Tây. Di tích đã được xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 154/BVHTT, ngày 25/01/1991.
Cụm tượng đài di tích Nhà tù Lao Bảo
Cụm tượng đài di tích Nhà tù Lao Bảo
Nguyên xưa đây là vùng đất hoang vu, rừng núi chập chùng, khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nhưng Lao Bảo có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Duới thời phong kiến Lao Bảo là đồn trấn ải biên thuỳ của Nhà Nguyễn dùng để trấn giữ một phần phên dậu phía Tây của Tổ quốc, vừa dùng làm nơi lưu đày các tội đồ có án phạt nặng.
Từ khi thực dân Pháp đặt quyền bảo hộ lên đất nước Việt Nam, cùng với việc khai thác thuộc địa, trấn áp các cuộc khởi nghĩa, các phong trào cách mạng, chúng đã cho xây dựng một loạt nhà tù ở nhiều nơi để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản. Chính vì thế từ khi Pháp chính thức mở Đường 9 (năm 1904), thì sau 4 năm, chính quyền thực dân bắt tay vào việc nâng cấp Bảo Trấn Lao thời nhà Nguyễn thành nhà tù Lao Bảo (1908).
5. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn
Nghĩa trang được xây dựng tại đồi Bến Tắt của xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh. Đây là nghĩa trang liệt sĩ quốc gia lớn nhất và quy tập phần mộ các thanh niên xung phong, bộ đội, dân công hỏa tuyến… những người đã xây dựng và chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vượt hàng vạn dặm để đến với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
6. Khe Sanh
Khe Sanh nằm trên quốc lộ số 9 thuộc huyện Hướng Hoá, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng Khe Sanh trở thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9, một tuyến phòng thủ mà được coi là “bất khả xâm phạm”.