Khác với iOS hay Windows Phone, Android là một nền tảng di động được rất nhiều hãng sản xuất smartphone tùy biến để cài đặt lên sản phẩm của mình. Dưới đây là 7 mẹo hữu ích khi sử dụng Android!
1. Xóa hoặc tắt ứng dụng không cần thiết
Thiết bị Android thường được cài sẵn một vài hoặc nhiều ứng dụng mặc định mà chúng ta không thường xuyên sử dụng nếu không muốn nói là chưa bao giờ đụng đến. Tuy nhiên, chúng vẫn chạy ngầm trong lúc chúng ta sử dụng, ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu năng của thiết bị. Mặc dù một số ứng dụng cài sẵn này thường không cho phép chúng ta xoá đi, nhưng bạn vẫn có thể bắt buộc chúng ngưng hoạt động hoặc vô hiệu luôn chúng.
Để thực hiện các bạn vào: cài đặt -> ứng dụng -> chọn ứng dụng và chọn buộc dừng hoặc tắt.
2. Xóa ứng dụng chạy ngầm
Việc xóa ứng dụng chạy ngầm sẽ giúp chiếc smartphone nhanh chóng lấy lại tài nguyên để cung cấp cho các ứng dụng cần quyền ưu tiên hơn. Điều này sẽ giúp việc sử dụng các ứng dụng trên máy sẽ không còn tình trạng giật lag nữa.
Để thực hiện, các bạn bấm nút đa nhiệm, màn hình sẽ hiển thị các ứng dụng đang chạy ngầm, các bạn vuốt ứng dụng qua bên là được.
3. Luôn cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất
Nhà sản xuất tung ra các bản cập nhật phần mềm hệ thống và ứng dụng nhằm giúp khắc phục những lỗi trong các phiên bản trước đó, giúp smartphone của bạn trở nên hoàn thiện, hoạt động ổn định và mượt mà hơn.
Vì thế, bạn nên kiểm tra bản cập nhật trong cài đặt -> cập nhật và nếu có bản cập nhật thì bạn cũng nên nâng cấp ngay.
4. Tắt hiệu ứng màn hình khoá
Những hiệu ứng màn hình khoá sẽ giúp màn hình khóa của bạn trở nên đẹp và sinh động hơn, nhưng với những chiếc smartphone Android được trang bị cấu hình “khiêm tốn” thì các bạn nên tắt chúng đi để giảm thiểu gánh nặng cho máy
Để tắt, các bạn vào: cài đặt -> màn hình khoá và bảo mật -> kiểu khoá màn hình -> và tắt hiệu ứng mở khoá.
5. Xóa/vô hiệu hóa ứng dụng hệ thống
Android chứa hàng loạt ứng dụng tương ứng với các dịch vụ khác nhau của Google mà có thể chưa mấy quen thuộc với người dùng Việt Nam, như Google Play Books, Google Play Music, Google App,… Do đó, để giảm tải bộ nhớ cho thiết bị cũng như giúp smartphone gọn gàng hơn, người dùng nên xóa bỏ các ứng dụng này.
6. Thử các bản ROM tùy biến cho thiết bị
Với những “vọc sĩ” của Android thì bạn có thể lựa chọn cho mình một bản rom ( là một phiên bản hệ điều hành Android ) đã được chỉnh sửa. Chính vì đã được chỉnh sửa lại nên nó sẽ giúp thiết bị của bạn trở nên mượt mà hơn bao giờ hết.
Bạn hãy tham gia các diễn đàn về thiết bị của bạn để tải các bản rom về thẻ nhớ, sau đó vào recovery đã được chỉnh sửa và cập nhật phiên bản rom mới hoàn toàn.
7. Khôi phục lại cài đặt gốc
Nếu đã thử nhìu cách mà điện thoại của bạn vẫn không nhanh hơn thì hãy khôi phục cài đặt gốc cho smartphone của bạn. Việc này đòi hỏi sẽ phải xóa toàn bộ dữ liệu trên máy của bạn, đổi lại nó sẽ đưa chiếc điện thoại của bạn về trạng thái như khi máy xuất xưởng để có độ mượt mà hơn.
Để khôi phục, bạn vào cài đặt -> sao lưu và khôi phục -> khôi phục cài đặt gốc.