Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn lạm dụng trong khẩu phần ăn, chúng sẽ sẽ gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 7 điều bạn cần lưu ý khi ăn sữa chua tránh gây hại cho cơ thể nhé!
1. Lượng phù hợp
Buổi sáng 1 cốc sữa bò, buổi tối 1 cốc sữa chua là lý tưởng nhất. Nhưng có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều sữa chua, như vậy có thể làm tăng cân. Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng.
Đối với người mạnh khỏe mà nói, mỗi ngày ăn 1-2 cốc tương đương 250 – 500 gram như vậy là tương đối thích hợp. Tốt nhất là ăn vào khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng sau khi ăn cơm, như vậy có thể điều tiết vi khuẩn đường ruột, có lợi cho sức khỏe cơ thể.
2. Không ăn khi đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
3. Những món không ăn cùng sữa chua
Không ăn sữa chua ngay sau khi dùng kháng sinh vì chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua.
Ngoài ra, không ăn sữa chua cùng các loại thịt mỡ, xúc xích, thịt xông khói. Bởi qua chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư.
4. Sữa chua làm nóng thì sao?
Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết.
Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh.
5. Không nên ăn khi nào?
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy cũng không nên ăn bởi sữa chua chứa nhiều đường sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm.
6. Sữa chua ăn và sữa chua uống khác nhau không?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa chua ăn và sữa chua uống (sữa chua dạng nước). Đây là hai sản phẩm có nhiều điểm khác nhau vì sữa chua ăn là sữa bột hoặc sữa lên men. Còn sữa chua uống nghiêng về sản phẩm giải khát hơn là sữa.
Cụ thể, sữa chua ăn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Theo quy chuẩn, cứ 100g sữa chua thì ít nhất cũng phải chứa tới 2,9g protein. Trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua dạng nước chỉ đạt 1/3 số đó, tức là khoảng 1g protein trong 100g.
7. Không nên dùng sữa chua khi đói
Khi bụng đói cồn cào, rất có thể bạn sẽ lấy ngay hộp sữa chua để ăn mà lại còn ăn một mạch hết ngay. Như vậy thực ra có thể đẩy lùi cảm giác đói nhưng tốt nhất là không nên dùng sữa chua để lấp đói. Bởi vì khi bụng đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày, tác dụng bảo vệ sức khỏe giảm rõ rệt. Tốt nhất là nên ăn vào 1-2 tiếng sau bữa cơm. Bởi vì lúc đó dịch vị được làm loãng, độ axit kiềm trong dạ dày thích hợp nhất cho việc sinh trưởng của lactic axit. Ngoài ra, uống sữa chua vào buổi tối cũng tốt.
Cần nhớ rằng sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối cần phải lập tức đánh răng, bởi vì một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến răng.