Top 7 di sản thế giới được công nhận tại Ai Cập

0
1218
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Ai cập có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Các di tích Nubia từ Abu Simbel đến Philae
Abu Simbel là một khu khảo cổ bao gồm hai ngôi đền lớn tạc từ đá nằm tại phia Nam Ai Cập, về phia Tây hồ Nasser và khoảng 290 km phia Tây Nam của Aswan. Ngoài các vách tường ở sân trong, bên ngoài và một ngôi nhà thờ Mặt Trời nhỏ, toàn bộ ngôi đền đều được tạc từ đá rắn. Nhờ vào sự hẻo lánh và vững chãi, ngôi đền được bảo quản tốt, bất chấp nước trong đập Aswan dâng cao. Chiếm cả mặt tiền là bốn pho tượng khổng lồ của nhà vua, cao khoảng 22 m trong khi lối vào giữa các tượng dẫn đến một loạt các phòng trong khoét sâu vào trong vách đá.
Trong thập niên 1960, Abu Simbel trở thánh vật trưng bày trong chiến dịch UNESCO nhằm giải cứu ngôi đền ở Nunia khỏi mối đe dọa do công trình xây dựng đập Aswan gây ra. Từ năm 1964 đến 1968 cả hai ngôi đền Abu Simbel được tháo dỡ và lắp ráp lại trên độ cao 65m so với địa điểm ban đầu. Khi người ta chạm trổ đền từ đá rắn, họ phải cắt đá thành từng phiến dễ cầm: Đền lớn được cắt thành 807 tảng đá khổng lồ, mỗi tảng nặng trung bình 20 tấn. Những tảng này được lắp ráp trên một khung sườn bằng bêtông cốt thép bên trong một ngọn núi nhân tạo với chi phí khoảng 40 triệu USD.

Tours from Hurghada, 2 day trip to Luxor & Abu Simble from Hurghada

2.Cairo
Phạm Phú Thứ trong phái đoàn của Phan Thanh Giản khi sang Pháp cố chuộc lại các tỉnh Nam Kỳ cho nhà Nguyễn, trên chuyến hải hành có ghé Cairo và ông phiên âm là Kê Thành ghi lại trong Tây hành nhật ký nên trong sử Việt Cairo cũng có tên tiếng Việt.

Cairo là thủ đô của Ai Cập. Dân số vùng đô thị Cairo là 15,2 triệu người. Cairo là vùng đô thị lớn thứ 17 về mặt dân số của thế giới, thứ 10 năm 2004 về tiêu chí này. Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi. Vị trí thành phố: 30°2′ vĩ bắc, 31°13′ kinh đông (30.03333, 31.21667). [2]

Trong khi al-Qāhirah là tên chính thức của thành phố, theo tiếng địa phương, thành phố được gọi đơn giản là tên của đất nước Miṣr (مصر) hay phát âm Maṣr theo phương ngữ.


3.Cairo Hồi giáo
Cairo Hồi giáo là một phần của trung tâm lịch sử Cairo, bao gồm các nhà thờ Hồi giáo và di tích lịch sử quan trọng của Hồi giáo. Đây là một trong những thành phố Hồi giáo cổ nhất thế giới, với nhiều nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng, đài phun nước và nhiều công trình nổi tiếng khác. Được thành lập vào thế kỷ 10, nó đã trở thành trung tâm mới của thế giới Hồi giáo, và phát triển đỉnh cao trong thế kỷ 14.


4.Khu lăng mộ Giza
Khu lăng mộ Giza hay Giza Necropolis nằm tại cao nguyên Giza, ngoại ô Cairo, Ai Cập. Khu lăng mộ cổ này nằm khoảng tám km bên trong sa mạc từ thị trấn Giza cổ trên bờ sông Nin, cách 20 km phía tây nam trung tâm thành phố Cairo.

Những di tích cổ còn lại của khu lăng mộ Giza đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ thời cổ đại, khi các công trình thời Cổ vương quốc đó đã có hơn 2.000 năm tuổi. Nó đã trở nên nổi tiếng trong đại chúng từ thời Hy Lạp cổ đại khi Đại kim tự tháp được Antipater xứ Sidon liệt vào danh sách Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Ngày nay đây là Kỳ quan cổ đại duy nhất còn tồn tại.


5.Memphis (Ai Cập)
Memphis (tiếng Ả Rập: منف; tiếng Hy Lạp: Μέμφις) từng là kinh đô của Aneb-Hetch – vùng đầu tiên của Hạ Ai Cập – từ khi thành lập cho đến khoảng năm 2200 trước Công nguyên[1].

Tên của thành phố trong tiếng Ai Cập cổ là Ineb Hedj (“Bạch Thành”). “Memphis” (Μέμφις) là tên tiếng Hy Lạp đã được biến đổi từ tên của kim tự tháp của Pepi I, Men-nefer[2], sau đó trở thành Menfe trong tiếng Copt. Các thành phố và thị xã Mit Rahina, Dahshur, Saqqara, Abusir, Abu Ghurab và Zawyet El Aryan ngày nay nằm trong ranh giới hành chính của thành phố Memphis lịch sử (tọa độ 29°50′58,8″B 31°15′15,4″Đ).

Memphis cũng được biết đến trong thời Ai Cập Cổ đại là Ankh Tawy (“Cái mà nối hai vùng đất”), do đó nhấn mạnh vị trí quan trọng của thành phố giữa Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập.


6.Khu mộ cổ tại thành phố Thebes
Thebes (tiếng Hy Lạp: Θῆβαι Thēbai; tiếng Ả Rập: طيبة) là một trong những thành phố quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại; hai vương triều thứ 11 và thứ 18 đã dùng nó làm thủ đô. Thebes nằm bên bờ đông của sông Nil và cách Địa Trung Hải 800 km về phía Nam. Thành phố này không chỉ nổi tiếng vì các hoạt động văn hóa, hành chính… trong thời Ai Cập cổ đại và còn được Homer ca tụng trong tác phẩm Illiad của ông; ngày nay Thebes là một trung tâm khảo cổ cho Ai Cập học với những di tích nổi tiếng như Thung lũng các vị vua, đền Karnak, đền Luxor… cũng như các lăng mộ của các vị pharaông.

Thành phố cổ Thebes và các di tích khảo cổ tại đó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979.


7.Tu viện Thánh Catarina
Tu viện Thánh Catarina (tiếng Hy Lạp: Μονὴ τῆς Ἁγίας Αἰκατερίνης Moni TIS Agìas Ekaterìnis, tiếng Ả Rập: دير القديسة كاترينا) còn có tên là Santa Katarina là một tu viện nằm tại một hẻm ở chân núi Sinai, thuộc thành phố Saint Catherine, phía nam bán đảo Sinai, Đông bắc Ai Cập. Đây là một trong những tu viện lâu đời nhất thế giới còn tồn tại và là địa điểm linh thiêng của cả ba tôn giáo lớn trên thế giới là: Công giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Tu viện được đặt theo tên của Thánh Catarina thành Alexandria.

Tu viện được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, với các biểu tượng của đạo Công giáo. Địa điểm xây dựng là một nơi khắc nghiệt với truyền thống định cư ngay từ thời kỳ đồ đồng sớm (3000 năm TCN). Chính vì vậy, nó đã trở thành một địa điểm linh thiêng tôn giáo yêu thích của những người hành hương.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN