Trong quá trình sử dụng bóng đèn điện sẽ không tránh khỏi được những sự cố. Dưới đây là 7 bí quyết sử dụng và sửa chữa bóng đèn hiệu quả nhất!
1. Mẹo kéo dài tuổi thọ bóng đèn tuýp
Sau khi sử dụng 1 thời gian, 2 đầu bóng đèn tuýp thường bị đen, làm giảm độ sáng của đèn, đìều đó cho thấy đèn sắp hết thời hạn sử dụng. Nếu ta tháo bóng đèn, quay ngược trục dây (dây điện nối giữa 2 đầu bóng đèn) của đèn lại, tức đảo ngược cực tiếp xúc của bóng đèn, tuổi thọ của đèn sẽ tăng lên gấp đôi.
2. Cách tháo đui đèn khó xoay vặn khi đèn vỡ
Nếu không cẩn thận làm vỡ bóng đèn mà đui lại khó vặn ra, trước tiên ta ngắt nguồn điện, đập bỏ những mảnh thuỷ tinh vỡ ở đui đèn, dùng 1 củ khoai tây to ấn chặt vào trong bóng đèn để vặn, đui đèn sẽ được vặn ra.
3. Cách làm mất tiếng kêu của trấn lưu
Khi đèn tuýp làm việc, trấn lưu có khi phát ra những tiếng kêu “u, u”. Khi sửa, trước tiên, ta phải mở nắp đậy trấn lưu ra, lấy nến đốt cháy, nhỏ vào khe hở của miếng thép silic ở trấn lưu, thay đổi tần số chấn động của miếng thép silic làm cho tần số cao biến của dòng điện xoay chiều và miếng thép silic không phát sinh ra cộng hưởng, như vậy tiếng kêu sẽ mất đi.
4. Cách sửa công tắc kéo dây
Công tắc kéo dây ở đèn, quạt do sử dụng nhiều lần nên dễ xuất hiện sự cố, kéo không được, đóng không tắt hoăc không sáng. Khi gặp trường hợp này nhiều người lập tức thay công tắc mới. Thực ra, sở dĩ công tắc kéo không sử dụng được là do lưỡi gà của công tắc tiếp xúc không tốt, ta chỉ cần dùng tuôc nơ vít hoặc que đan bằng tre chấm lên chỗ tiếp xúc của lưỡi gà 1 ít dầu bôi trơn đặc là được.
5. Cách chữa đui đèn bị lỏng
Khi đui đèn điện, đèn tuýp bị lỏng, nếu trong tay không có keo dính, ta có thể cho 1 ít phèn chua vào trong dung dịch nến nóng chảy, sau khi trộn đều nhỏ vào chỗ đui đèn bị lỏng, vài phút sau vết nứt sẽ khô cứng, độ chắc không kém gì keo.
6. Cách chữa bóng đèn điện bị nhấp nháy không sáng
Hiện tượng bóng đèn điện khi bật lên chỉ nhấp nháy hai đầu mà không sáng là do bóng đèn điện trước đó bạn sử dụng bị hỏng và bạn thay bóng đèn mới nhưng bạn lại mua bóng đèn loại khác với bóng đèn ban đầu. Nên khi lắp vào máng đèn có tăng phô không phù hợp. Vì thế, bóng sẽ bị chớp liên tục.
Để tránh trường hợp này xảy ra chúng ta nên sử dụng tăng phô phù hợp với bóng đèn. Bóng đèn 20W thì sử dụng tăng phô 20W. Nếu sử dụng tăng phô 40W sẽ làm giảm tuổi thọ của bóng đèn. Ngược lại nếu bóng đèn 40W mà sử dụng tăng phô 20W thì đèn sẽ chớp liên tục và không thể sáng được. Nên sử dụng tăng phô có đảm bảo nhiệt độ không quá cao khi hoạt động để tránh nguy cơ cháy nổ.
7. Cách hàn đui đèn điện.
Khi đui đèn điện, đèn tuýp bị lỏng, nếu trong tay không có keo dính, ta có thể cho một ít phèn chua vào trong dung dịch nến nóng chảy, sau khi trộn đều nhỏ vào chỗ đui đèn bị lỏng, vài phút sau v ết nứt sẽ khô cứng, độ chắc không kém gì keo.