Top 6 địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng nhất thành phố Huế

0
1993
Vật Phẩm Phong Thủy

Những địa danh nổi tiếng ở thành phố Huế không chỉ được du khách trong nước yêu mến mà còn được bạn bè quốc tế không tiếc lời khen ngợi, khiến chúng ta thêm phần háo hức muốn được một lần tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh đẹp này.

1 Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này.
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc – Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.

2 Chùa Huyền Không

Chùa rộng khoảng 10.000 mét vuông , được chia làm hai không gian chính gồm: Ngoại Viện và Nội Viện

Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của Nhà Nước – nhà chùa xin cấp 50 ha để trồng cây gây rừng.

Trải qua 17 năm, từ một vùng đồi núi hoang hóa, khô cằn, không một bóng cây cao,bây giờ cây rừng đã phủ màu xanh bạt ngàn, tàn cao bóng lớn – tạo nên một môi trường thiên nhiên mát mẻ và trong lành.

Không gian chính của chùa rộng chừng 3 ha 7 nằm lọt trong một thung lũng, được gọi là “thung lũng treo”.
Với một không gian thoáng đãng với diện tích 30 ha và được chia thành hai không gian khá lớn:

3 Đại Nội Huế

Ðại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận Phường Thuận Thành, thành phố Huế.

Sau khi hòa bình lập lại, Đại Nội đã được mở cửa cho công chúng và trở thành một điểm sáng bậc nhất, hấp dấn hàng triệu khách du lịch trong ngoài nước. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, thuộc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện đang chịu trách nhiệm quản lý di tích này. Cứ hai năm một lần hàng trăm nghìn người lại đến đây tham dự một lễ hội văn hóa lớn với sự hợp tác tích cực của Cộng hòa Pháp.
Ðại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo đã được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước. Hoàng gia nhà Nguyễn bắt đầu bởi vua Gia Long qua 13 đời vua đã sinh hoạt tại Ðại Nội liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại trong cuộc Cách mạng tháng 08 năm 1945.

Trước đó vào năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Trân (1687-1691) đã cho xây dựng thủ phủ của Đàng Trong tại Huế. Rồi cung điện của triều đại Tây Sơn cũng đóng ở đây. Hoàng Thành được chính thức xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất.
Kể tư khi lên ngôi ông say sưa tìm hiểu xây dựng các công trình lăng tẩm, cung điện, dinh thự cho bản thân mình và các hoàng tộc ví như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Trương Đức và đặc biệt là lăng Khải Định. Để xây dựng lăng Khải Định, ông tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa lý và cuối cùng đã đưa ra quyết định chọn triền núi Châu Chữ làm nơi xây cất lăng mộ cho mình. Tại đây Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và núi Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi : Ứng Lăng.

4 Lăng Khải Định

Lăng Khải Định hay Ứng Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, lăng thuộc làng Châu Chữ thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nơi yên giấc ngàn thu của Khải Định đế vị vua thứ 12 triều Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Vua Khải Định (1885 – 1925) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo về sau đổi lên là Nguyễn Phúc Tuấn. ông là con trai trưởng của Vua Đồng Khánh, mẹ là Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu.

Ông lên ngôi vào ngày 18-5-1916, là vị vua thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông ở ngôi được 10 năm thì lâm trọng bệnh và mất ngày 20-9 năm Ất Sửu tức ngày 6-11-1925 an táng tại Ứng Lăng

5 Sông Hương

Sông Hương tựa như biểu tượng của vẻ đẹp Huế dịu dàng, trầm lắng. Dòng nước miên man chảy giữa 2 bờ đập đá xuôi đến miệt vườn Vỹ Dạ cùng hàng cau xanh, vườn hoa thảm cỏ xanh mướt, rồi ngược lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Ngắm dòng nước lững lờ khi đứng trên cầu Tràng Tiền sẽ cho bạn cảm giác thư thái sau tháng ngày bận rộn và cảm nhận không khí thiên nhiên 1 cách rõ ràng hơn.

6 Núi Ngự Bình

Nhắc đến Huế, ngoài sông Hương ra thì núi Ngự là thắng cảnh không thể vắng mặt. Núi Ngự với vẻ đẹp hoang sơ do tạo hóa ban tặng đã cùng với sông Hương tạo thành nét đặc trưng rất riêng của thành phố miền Trung thơ mộng này. Dạo quanh 1 vòng núi Ngự Bình “trước tròn sau méo” sẽ giúp bạn nhìn thấy sự hùng vĩ xen lẫn những kì diệu của thiên nhiên.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN