Top 5 phong tục Tết kỳ lạ của một số dân tộc Việt Nam

0
1040
Vật Phẩm Phong Thủy

Việt nam là nước có lẻ có số dân tộc cao nhất thế giới với những phong tục tập quán khác nhau . Với văn hóa dân tộc , tết cổ truyền được xem là một sự kiện trong đại mỗi năm đối với Việt nam và với một số dân tộc nước ta, họ có một số phong tục vô cùng độc lạ mà chúng ta nên tìm hiểu sau đây.

1.Tết của người Mông
Tết cổ truyền không phải là cái tết lớn nhất của người mông nhưng ngày nay họ vẫn xem tết âm vẫn được xem là tết lớn của dân tộc này . Người Mông có một hệ lịch riêng, vì vậy Tết của họ vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 Âm lịch và với người Mông 3 món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết là thịt, rượu và bánh ngô.Và với lể hội cầu phúc là lễ hội đặc sắc nhất trong những ngày đầu của dân tộc ở đây.

2.Tết của người Dao đỏ
Cũng giống như người Kinh và nhiều dân tộc khác, người Dao đón Tết cổ truyền theo lịch âm. Khoảng ngày 20 tháng Chạp, hầu hết các gia đình đều gác lại công việc làm ăn để chuẩn bị đón Tết.

Người Dao đỏ không tự làm lễ mà mời thầy cúng hoặc những người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng. Trước sự có mặt đông đủ của mọi thành viên trong gia đình, thầy cúng thay mặt gia chủ làm lễ cúng giải hạn, để xua đi tất cả những điều rủi ro, không may mắn trong năm cũ.

Và mời “ma nhà”, gồm có ông bà, tổ tiên và những người đã khuất, về ăn Tết, cầu xin sức khỏe, may mắn và sự bình an cho tất cả mọi người, xin cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, trâu bò lợn gà khỏe mạnh.

3.Phong tục bắt chồng.
Mỗi năm, mùa bắt chồng các đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung được bắt đầu từ mùng một Tết âm lịch cho đến hết tháng ba. Lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm.

Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể trả lại nhưng đến 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi chàng trai chấp nhận.

Chở củi về chuẩn bị lễ bắt chồng

Một phong tục độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nếu ai đề nghị ly hôn trước thì người đó phải “đền” một con trâu đực. Đồng thời sau lễ bắt chồng ai chung chạ, ngoại tình với người khác thì kẻ phản bội phải đền ba con trâu đực và số trâu sẽ tăng lên nếu ngoại tình nhiều lần.

4.Phong tục gọi hồn.
Thông thường ngày 25 tháng Chạp là phiên chợ cuối cùng, lớn nhất trong năm của người Thái. Sau vài ngày dọn dẹp nhà cửa, tối 29 người Thái bắt đầu gói bánh chưng. Ngoài bánh chưng như của người Kinh, người Thái còn có thêm một loại bánh chưng màu đen.
Một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Thái là tục gọi hồn. Thường vào tối 29 hoặc 30, mỗi gia đình thịt hai con gà, một để cúng tổ tiên, một để gọi hồn cho mọi người trong nhà.

5.Người Mường
Đối với người Mường, Tết Nguyên Đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Trong dịp Tết, mỗi nhà tổ chức một bữa cơm thịnh soạn nhất để dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm Tết.

Sự mời mọc diễn ra liên tục suốt cả bữa cỗ, gần như là mỗi lần gắp là một câu hát thường dang, bọ mẹng, hát ví, mo, kể chuyện tình… làm bữa ăn thêm hoan hỉ. Sự nhiệt tình của mọi người đem lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình. Tất cả đều thể hiện một ước vọng mong muốn một Năm Mới nhiều hạnh phúc và may mắn cho mọi người.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN