Top 5 ngành học thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin hot nhất hiện nay

0
1493
Vật Phẩm Phong Thủy

Chọn ngành, chọn nghề là câu chuyện muôn thuở của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, là trăn trở của nhiều thế hệ. Trong thời đại có nhiều biến động như hiện nay, lựa chọn cho mình một ngành nghề đã không dễ, xác định con đường sự nghiệp lâu dài còn khó khăn hơn. Để giúp các bạn trẻ và các ứng viên có nhu cầu tìm việc Mạng Việc Làm xin giới thiệu các ngành học thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin hot nhất hiện nay

1 Ngành khoa học máy tính
Khoa học máy tính ( computer science hay computing science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.

2 ngành Truyền thông và Mạng máy tính
Hiện nay, mạng máy tính đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Nó đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa bao giờ công tác xây dựng và quản trị hệ thống mạng doanh nghiệp lại được coi trọng như hiện nay.

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông và Mạng máy tính không chỉ cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin (CNTT) mà còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Truyền thông và Mạng máy tính. Hiện nay, Ngành này có ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, chẳng hạn như: Lĩnh vực truyền thông (Internet, mạng xã hội, báo điện tử,…); Lĩnh vực giải trí (âm nhạc trực tuyến, truyền hình, game,…); Lĩnh vực kinh tế (thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến,…); Lĩnh vực giáo dục (học trực tuyến, giải toán qua mạng,…); Lĩnh vực hành chính (chính phủ điện tử, văn phòng không giấy,…) và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.

3 Ngành công nghệ thông tin
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant)

Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.

Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.

4 NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM
Mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm có phẩm chất chính trị vững vàng; có kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn; có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một chuyên viên trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm như nắm bắt và phân tích nhu cầu thực tế (phân tích hệ thống, lập kế hoạch, dự án phần mềm, phân tích yêu cầu), phát triển phần mềm (thiết kế phần mềm, lập trình, kiểm thử),…Bên cạnh đó, sinh viên luôn được trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề, đồng thời được liên kết chặt chẽ với nhiều tổ chức, doanh nghiệp liên quan nhằm bám sát thực tế, liên tục cập nhật các chuẩn, công nghệ mới nhất để nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập, đồng thời đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

5 Ngành hệ thống thông tin
Hiểu một các đơn giản, Hệ thống thông tin quản lý là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức – doanh nghiệp.

Nhiều người cho rằng MIS giống với ngành Công nghệ thông tin hay khoa học máy tính, nhưng thực tế không hẳn vậy. MIS tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, cũng như biết các làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN