Top 5 giải pháp giúp hạ nhiệt trong nhà bếp

0
2721
Vật Phẩm Phong Thủy

Bếp thường là khu vực tích trữ nhiệt và nóng nhất trong nhà vì thường xuyên được sử dụng để nấu ăn. Những ngày gần đây, khi nhiệt độ tăng cao, chị em phải đứng hàng giờ trong bếp để chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình không phải là việc đơn giản.

Không khí ngột ngạt, nóng khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn, tỉ mỉ để chuẩn bị từng món ăn ngon. Dưới đây là một số mẹo giúp chị em giảm nhiệt độ, làm mát nhà bếp.

1 Cửa sổ
Đây có thể coi là giải pháp thân thiện nhất với môi trường và cũng dễ dàng để thực hiện. Trong đó, giải pháp mở cửa cho gian bếp bao giờ cũng hữu hiệu nhất, tạo sự thoáng mát cho gian bếp hơn bao giờ hết nhờ sự trao đổi khí tự nhiên với bên ngoài. Cửa sổ sẽ giúp cho căn bếp thêm thoáng đãng, sáng sủa nhờ có gió, ánh sáng trời – tạo cho người nội trợ cảm giác thoải mái hơn. Cần đảm bảo hưởng nhìn của cửa này không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn với tủ bếp gỗ để có được mỹ quan cho không gian sống. Các cửa này nên xoay về hướng Đông để lấy ánh sáng trong lành của buổi sớm, tiếp thêm sức sống cho không gian bếp và làm dịu sức nóng khi nấu nướng.
Một lưu ý khác là những ô cửa này nên được đặt cao hơn mặt bàn hoặc cao hơn bề mặt chậu rửa. Cách thiết kế này tận dụng tối đa được ưu điểm về độ cao để giải quyết không gian cho những căn bếp chật. Hơn nữa, những khối hình chữ nhật của khung cửa còn tạo cảm giác vững chãi và an tâm. Những khung của nhôm kính được sơn trắng (thuộc kim) rất tốt trong việc cân bằng không gian bếp, tạo cảm giác sạch sẽ và nhẹ nhàng.

Tuy nhiên những khung của gỗ (thuộc mộc) cũng rất tốt cho gia đạo. Cửa sổ bếp nếu có thể kết hợp được với cửa chính vào bếp để tạo thành một trục liên thông sẽ giúp cho luồng khí mát từ bên ngoài vào và sức nóng từ bên trong tỏa ra được dễ dàng, tạo luồng sinh khí phóng khoáng và dễ chịu khi bước vào. Đó có thể coi là một “cỗ máy” điều hòa không khí hữu hiệu nhất và không hề tốn kém. Những chiếc rèm cũng nên được kết hợp, vừa tạo được độ râm mát cho căn phòng vào ban ngày, vừa trở thành điểm nhấn đáng yêu thể hiện thẩm mỹ của gia chủ. Lưu ý chỉ là nên chọn các loại chất liệu chống bám bụi và chống nước.

2 Cây cảnh
“Việc đặt bồn cây, giỏ cây cảnh một cách khéo léo trong gian bếp cũng là một cách để làm mát không gian. Nhưng nếu sử dụng phương pháp này, gia chủ phải lưu ý khả năng sinh trưởng của cây trong môi trường không gian bếp. Tốt nhất là sử dụng các loại cây ít quang hợp. Một yếu tố khác cần quan tâm là tỷ lệ diện tích “phần xanh” không vượt quá 10% diện tích phòng, khi đó, không gian vẫn giữ được sự rộng rãi và thoáng đãng cần thiết. Sự phối hợp hài hòa cây xanh trong không gian sống có thể mang đến những hiệu quả đầy nghệ thuật, tạo sự mới mẻ và đẹp mắt.”

3 Ánh sáng, không gian và chất liệu
Ánh sáng ban ngày vào mùa hè thường quá mạnh và nóng, đặc biệt là với những gian bếp có khung cửa sổ chếch hướng tây. Vì thế sử dụng ánh sáng nhân tạo một cách hợp lý và có tính toán không những mang lại đủ nguồn sáng cho sinh hoạt mà còn đem đến sự dễ chịu, tạo chiều sâu và sự sinh động cho không gian bếp. Ngoài việc phân bổ ánh sáng bằng cách dùng các loại đèn chiếu sáng không gian tổng thể, chiếu sáng chức năng, chiếu sáng nhấn… việc chọn loại bóng đèn nào phù hợp cũng được các gia chủ để ý. Đèn huỳnh quang có anh sáng trắng ấm và đèn compact có ánh sáng trung thực như ánh sáng tự nhiên là hai loại đèn thông dụng mà các bạn nên sử dụng cho gian bếp và tủ bếp gỗ tự nhiên. Ánh sáng của chúng không rực và sự sinh nhiệt cũng ít, rất thích hợp cho những gian bếp đã sẵn tính nóng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng “ánh sáng tương lai” với đèn LED. Ưu điểm của loại đèn này là ánh sáng mạnh lại không tỏa nhiệt, sử dụng điện áp thấp và tiêu thụ ít điện năng.

4 Xây dựng hệ thống thông gió hút mùi
Lỗ thông gió thông thoáng sẽ giúp nhà bếp giải thoát phần lớn mùi thức ăn và nhiệt độ phát sinh khi nấu ăn. Do vậy, khi xây dựng bạn nên lưu ý, thiết kế hệ thống thông gió cho khu vực này.

5 Sử dụng quạt, điều hòa làm mát nhà bếp

Để giảm nhiệt cho nhà bếp, bạn có thể sử dụng quạt gió hay các thiết bị hạ nhiệt như điều hòa công suất lớn. Đối với quạt gió, bạn chỉ nên sử dụng sau khi đã nấu ăn xong, quạt sẽ thổi bay mùi thức ăn, phân tán không khí, hạ nhiệt nhà bếp sau khi nấu. Tuy nhiên, nếu sử dụng quạt trong khi nấu sẽ làm phát tán không khí nóng, thổi tắt lửa khiến cho việc nấu nướng càng trở nên khó khăn.

Còn đối với máy điều hòa, chẳng hạn như điều hòa , bạn có thể sử dụng trong lúc nấu để làm mát không gian bếp hiệu quả nhưng điều hòa sẽ tiêu tốn nhiều điện bởi bếp là nguồn cấp nhiệt nóng gây thất thoát nhiệt lạnh.

6 Chất liệu trong nhà bếp
Đa phần các căn bếp vẫn ưu tiên sử dụng các chất liệu gỗ là chính vì đặc tính ưu việt của chúng. Nhưng sự kết hợp với một số chất liệu khác như mica dầy, kính màu, inox chổng rỉ, đá nhân tạo, tủ bếp gỗ công nghiệp… cũng đem lại một diện mạo mới cho căn bếp. Đa phần các chất liệu mới này đều có tính chất dễ chui rửa, ít bám dính, chống cháy tốt, tuổi thọ lâu và tính thẩm mỹ cao. Không những thế, việc sử dụng những “chất liệu mát” này với diện tích lớn như mặt ăn hay mặt tủ bếp cũng là một phương pháp nhằm dịu hỏa trong không gian này. Với những gian bếp nhỏ, kính luôn là chất liệu được ưa chuộng bởi tính trong suốt tạo cảm giác thoáng đãng và rộng mở. Vì thế, thay vì những bức tường nặng nề ngăn cách không gian giữa các phòng, vách kính được trang trí họa tiết thiên nhiên như cây lá, ao hồ… sẽ khiến không gian phòng bếp được nới rộng và hòa vào tổng thể nội thất của căn nhà.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN