Top 10 súng cối/pháo đang được sử dụng bởi quân đội nước ta hiện nay

0
2282
Vật Phẩm Phong Thủy

Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 10 súng cối/pháo đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.

1.S-60 AZP 57 mm
S-60 AZP (tiếng Nga:Автоматическая зенитная пушка С-60, abbrev. АЗП (AZP), tạm dịch là Pháo tự động chống máy bay S-60) là loại pháo cao xạ tự động dùng để phòng không, được Liên Xô phát triển từ những năm 1950. Đây là loại pháo có tầm bắn thấp và gần trung bình. Loại súng này đã được Liên Xô xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới chủ yếu là các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ và vẫn còn được sử dụng tại nhiều quốc gia hiện nay.


2.DKB
DKB hay còn gọi là ĐKB là loại pháo phản lực theo ống được gỡ từ dàn pháo phản lực Cachiusa BM-21 của Liên Xô theo sáng kiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm phù hợp cho địa hình rừng núi và chiến lược chiến tranh du kích ở miền nam Việt Nam trong thời kì Chiến tranh Việt Nam. Phía Nga-Liên Xô cũ gọi loại pháo này là 9P132 (ký hiệu NATO:Grad-P).

3.BM-21
BM-21 (tiếng Nga: БМ-21) là một loại pháo phản lực Cachiusa do Liên Xô chế tạo. Loại pháo này bao gồm một xe tải hạng nặng được trang bị một dàn phóng đạn phạn lực 40 nòng cỡ 122 mm gọi là xe chiến đấu (chữ БМ là viết tắt của боевоя машина nghĩa là xe chiến đấu). BM-21 còn có tên lóng là Град (mưa đá).

BM-21 được đưa vào sử dụng từ năm 1963 trong quân đội Liên Xô, thay thế cho BM-14 dùng ống phóng 140 mm. Các ống phóng có thể phòng từng ống hoặc phóng đồng loạt. Khẩu đội 3-4 người có thể trú trong cabin để bắn hoặc đứng từ xa và điều khiển qua đường cáp dài tới 64 m. Đạn nạp bằng tay và phải mất khoảng 10 phút để lắp hết 40 ống phóng. Nhờ gắn vào xe tải hạng nặng, thường là xe 6 hoặc 8 bánh dùng động cơ xăng, nên BM-21 khá cơ động trong truy đuổi mục tiêu và tránh bị bắn trả.


4.BM-14
BM-14 (tiếng Nga: БМ-14) là một loại pháo phản lực Cachiusa do Liên Xô chế tạo ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Loại pháo này bao gồm một dàn phóng đạn phản lực 16 nòng xếp thành 4 tầng mỗi tầng 4 ống cỡ 140 mm gắn trên một xe tải hạng nhẹ GAZ-66 8 bánh.

BM-14 cho phép bắn liên tiếp 16-17 phát trong vòng 8 giây với tầm bắn gần 10 km. Có thể bắn đạn hóa học. BM-14 có thể trang bị cho lực lượng nhạy dù và thả xuống bằng dù.


5.M107
Đại bác tự hành M107 (từng được Quân lực Việt Nam Cộng hòa mệnh danh là Vua chiến trường) là loại pháo tự hành nòng dài được trang bị cho lục quân Mỹ từ năm 1962.


6.Lựu pháo D-20 152 mm
Lựu pháo D-20 152 mm (Tiếng Nga: 152-мм пушка гаубица Д-20 обр 1955 г) là loại pháo lựu hạng nặng do Liên Xô nghiên cứu năm 1947 và sản xuất năm 1950. Đây là loại pháo nạp đạn bằng tay, Phương Tây nhận được thông tin về nó năm 1955 nên gọi nó là pháo M-1955. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên Xô (nay là Liên Bang Nga) (GRAU) đặt tên là 52-P-546. Biến thể nổi tiếng nhất của nó là Lựu pháo kiểu 66 do Trung Quốc sản xuất.


7.M-46
Pháo M-46 130 mm là loại lựu pháo dã chiến nòng dài (dã pháo hạng nặng) do Liên Xô thiết kế và chế tạo vào thập niên 1950. NATO nhận được thông tin về loại vũ khí này vào năm 1954, nên đặt tên mã cho nó là M1954. Năm 1959, Trung Quốc được cấp phép chế tạo thứ vũ khí này và đặt tên là Kiểu 59-1.

Chiều dài nòng pháo bằng 52 lần cỡ nòng (caliber) – dài lạ thường so với các loại pháo đương thời, cho phép pháo bắn rất xa, xấp xỉ 27,5 km đối với đạn thường. Pháo được sử dụng trong các cuộc xung đột biên giới Trung – Xô, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Ấn Độ – Pakistan, chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 và lần thứ 4, chiến tranh Angola, chiến tranh Iran – Iraq, chiến tranh vùng Vịnh, nội chiến Nam Tư.

M-46 130 mm được sử dụng ở hơn 25 quốc gia trên thế giới. Israel đã thiết kế chế tạo một loại pháo dựa trên thiết kế của M-46 130 mm.


8.Pháo không giật B-10 82 mm
Pháo không giật B-10 (Tiếng Nga:Bezotkatnoye orudie-10) là loại pháo không giật nòng trơn cỡ 82 mm do Liên Xô thiết kế và sản xuất, được đưa vào sử dụng từ năm 1954 đến nay. Loại súng không giật này được thiết kế nhằm thay thể cho khẩu SPG-82 sử dụng từ Thế Chiến thứ hai. Đến đầu những năm 1960, B-10 được bổ sung và thay thế bằng súng chống tăng không giật SPG-9 cỡ nòng 73 mm. Loại pháo này có thể mang trên xe bọc thép BTR-50 và thích hợp trang bị cho các đơn vị dù. Giống như các loại súng không giật khác, ở Việt Nam, B-10 được gọi chung là súng DKZ hoặc SKZ, tên định danh của nó trong Quân đội Nhân dân Việt Nam là DKZ82-B10 (súng DKZ cỡ nòng 82 mm tên B-10).<
9.SPG-9
Súng không giật SPG-9 Kopye (ngọn giáo) là một loại pháo nòng trơn không giật chống tăng cỡ nòng 73 mm do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1962 nhằm thay thế cho loại súng không giật 82mm B-10. Nó có thể sử dụng các loại đạn trái phá HE hay nổ mạnh chống tăng HEAT. Ở Việt Nam, SPG-9 được coi là một loại DKZ hay SKZ (súng không giật). Loại hỏa khí này rất phổ biến trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ những năm 1980.


10.120-PM-43
120-PM-43 hay còn có tên gọi là M-43 là một loại súng cối do Liên Xô nghiên cứu và sản xuất năm 1943 dựa trên súng cối M-1938 120 mm. Đứng đầu đội nghiên cứu là nhà thiết kế A. A. Kotov. Tên gọi của khối Tây Âu (NATO) sau này khi chiến tranh lạnh nổ ra đối với loại súng này là M-1943 hay gọi tắt là M-43. Sau này 120-PM-43 được thay thế bằng súng cối 2B11 Sani cũng có cỡ nòng 120 mm, sản xuất năm 1981.

Súng khá thành công, được sử dụng từ năm 1943 đến năm 1981, thường được biên chế theo cấp trung đoàn. Súng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nội chiến Trung Quốc, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam cùng nhiều cuộc chiến khác về sau. Hiện nay nó vẫn được nhiều quân đội trên thế giới sử dụng như Quân đội Nga, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Nhân dân Triều Tiên… Súng còn đặc biệt ở chỗ là 120-PM-43 có một vấu an toàn, tránh trường hợp các pháo thủ không bị hy sinh uổng phí do nạp đạn kép dẫn tới đạn nổ trong nòng súng. Sau này, các súng cối của Liên Xô đều có cấu an toàn dựa trên M-43.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN