Top 10 phim chính kịch dành giả Quả cầu vàng hay nhất bạn nên thưởng thức

0
1051
Vật Phẩm Phong Thủy

Giải Quả cầu vàng (tiếng Anh: Golden Globe Awards) là một giải thưởng của Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Hollywood trao hàng năm cho các cống hiến xuất sắc trong ngành kỹ nghệ giải trí, cả ở Hoa Kỳ lẫn nước ngoài, và nhằm hướng sự chú ý của công chúng vào phim và chương trình truyền hình hay nhất. Với nội dung hấp dẫn và diễn xuất tuyệt vời , bạn không nên bỏ qua những bộ phim dưới đây.

1.Bố già (The Godfather)
Bố già (tiếng Anh: The Godfather) là một bộ phim hình sự sản xuất năm 1972 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo và do Francis Ford Coppola đạo diễn. Phim xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone trong khoảng 10 năm từ 1945 đến 1955. Bộ phim có dàn diễn viên nổi tiếng gồm Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall, Diane Keaton và James Caan. Đây được xem là một trong những bộ phim có dàn diễn viên hùng hậu nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ, với bốn diễn viên chính là Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall và Diane Keaton đều từng dành giải Oscar cho diễn viên chính xuất sắc nhất.

Bộ phim được coi là một trong những phim hay nhất của lịch sử điện ảnh, nó luôn xếp ở các vị trí dẫn đầu trong các bảng xếp hạng phim hay uy tín. Bố già được bình chọn là bộ phim xếp thứ 2 trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ và cũng đứng thứ 2 trong danh sách 250 phim hay nhất của trang web dữ liệu điện ảnh uy tín IMDb. Đây cũng là bộ phim đầu bảng trên các danh sách phim hay nhất của Metacritic và Rotten Tomatoes.

Bố già được nối tiếp bởi 2 phần là Bố già phần II (The Godfather Part II) sản xuất năm 1974 và Bố già phần III (The Godfather phần III) sản xuất năm 1990.

2.Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở về của nhà vua
The Lord of the Rings: The Return of the King (Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua) là bộ phim điện ảnh của đạo diễn Peter Jackson.Đây là bộ phim kết thúc của bộ ba phim Chúa tể của những chiếc nhẫn trước đó là The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2001) và The Lord of the Rings: The Two Towers (2002).

Chúa tể Sauron bắt đầu những bước cuối cùng trong cuộc xâm lược Trung Địa của hắn, vì thế phù thủy Gandalf và vua Theoden của Rohan tập hợp quân đội nhằm bảo vệ thủ đô của Gondor – Minas Tirith khỏi mối đe dọa tiềm ẩn. Aragorn cuối cùng đã lấy được ngai vàng của Gondor và triệu hồi Đội quân người chết để giúp anh đánh bại Sauron. Nhưng cuối cùng, thậm chí khi đã huy động toàn bộ sức mạnh, họ nhận ra rằng họ không thể chiến thắng; vì thế mọi thứ phải dựa trên vai của hai người Hobbit, Frodo và Sam, mang trên người gánh nặng của chiếc nhẫn và đối đầu với sự phản bội của Gollum. Sau cuộc hành trình dài, cuối cùng họ cũng đến được vùng đất đầy nguy hiểm – Mordor, nhằm tìm cách hủy diệt chiếc nhẫn chúa tại nơi nó được tạo ra – ngọn lửa núi Doom (Diệt Vong).

Phát hành vào ngày 17 tháng 12, năm 2003, The Lord of the Rings: The Return of the King đã nhận được lời khen ngợi [2] và trở thành một trong những bộ phim thành công nhất của mọi thời đại và là bộ phim có doanh thu cao nhất từ New Line Cinema cho đến khi Harry Potter và bảo bối tử thần – Phần 2 ra đời. Đáng chú ý hơn là bộ phim đã giành chiến thắng ở cả 11 đề cử giải Oscar đây là một kỷ lục của giải Oscar,đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất một phim giả tưởng giành được giải Oscar cho Phim hay nhất. Đây cũng là bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2003.


3.Titanic
Titanic là một bộ phim thảm họa lãng mạn có yếu tố lịch sử của Mỹ phát hành năm 1997, do James Cameron làm đạo diễn, viết kịch bản, đồng sản xuất, đồng biên tập và hỗ trợ tài chính một phần. Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của các diễn viên chính Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai con người đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xấu số.

Cảm hứng của Cameron cho bộ phim đến từ sự say mê của ông với những xác tàu đắm (chính ông đã khẳng định như vậy); ông muốn truyền tải một thông điệp tình cảm từ thảm họa và thấy rằng một câu chuyện tình lãng mạn kết thúc bằng sự ra đi của một trong hai người sẽ giúp ông làm được điều này. Quá trình sản xuất phim bắt đầu từ năm 1995, khi Cameron bắt đầu quay cảnh xác chiếc Titanic đắm nằm dưới đáy đại dương. Các phân cảnh hiện tại được quay trên tàu Akademik Mstislav Keldysh, và đây cũng là nơi Cameron sử dụng làm chỗ ở và căn cứ cho đoàn làm phim khi quay cảnh xác tàu. Một con tàu Titanic mới cũng đã được dựng lại ở Playas de Rosarito thuộc Baja California; các mô hình thu nhỏ và công nghệ mô phỏng hình ảnh trên máy tính được sử dụng để tái tạo cảnh tàu chìm. Kinh phí thực hiện bộ phim do Paramount Pictures và 20th Century Fox cung cấp, và vào thời điểm đó, đây là bộ phim có kinh phí cao nhất trong lịch sử, với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 200 triệu đô la Mỹ.

Công chiếu lần đầu tiên ngày 1 tháng 11 năm 1997 tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo và phát hành chính thức từ ngày 19 tháng 12 năm 1997, bộ phim đã giành được thành công vang dội cả về doanh thu và chuyên môn. Trong số mười bốn giải Oscar được đề cử, phim giành chiến thắng ở mười một hạng mục, trong đó có giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, bằng với kỷ lục của Ben Hur (1959) về phim giành được nhiều giải Oscar nhất. Với doanh thu trên 1,84 tỷ đô la Mỹ trong lần phát hành đầu tiên, phim cũng trở thành bộ phim đầu tiên vượt qua mốc doanh thu 1 tỷ đô la Mỹ. Titanic giữ ngôi vị bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cho tới khi một bộ phim khác cũng của Cameron ra mắt năm 2009, Avatar vượt qua lợi nhuận của nó vào năm 2010. Một phiên bản 3D của bộ phim, phát hành ngày 4 tháng 4 năm 2012 (thường gọi là Titanic 3D) kỷ niệm một thế kỷ kể từ vụ đắm tàu, mang về thêm 343,6 triệu đô la Mỹ toàn cầu, đưa doanh thu trên toàn thế giới của Titanic lên mốc 2,18 tỷ đô la Mỹ. Đây là bộ phim thứ hai vượt mốc 2 tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới sau Avatar.


4.Triệu phú ổ chuột
Triệu phú ổ chuột (tên gốc: Slumdog Millionaire) là một bộ phim Anh của đạo diễn Danny Boyle, do Christian Colson sản xuất, Simon Beaufoy viết kịch bản và đồng đạo diễn tại Ấn Độ bởi Loveleen Tandan. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Q & A xuất bản vào năm 2005 của tác giả và nhà ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup.

Được dàn dựng và quay tại Ấn Độ, Triệu phú ổ chuột kể lại câu chuyện của một chàng trai trẻ xuất thân từ khu ổ chuột Juhu ở Mumbai khi cậu tham gia trong trò chơi truyền hình Who Wants to Be a Millionaire? (tức Ai là triệu phú?) phiên bản Ấn Độ (Kaun Banega Crorepati, tiếng Hindi) và trả lời được chính xác tất cả những câu hỏi, vượt quá kỳ vọng của mọi người và khiến người dẫn chương trình lẫn các sĩ quan cảnh sát phải nghi ngờ.

Sau khi ra mắt tại Liên hoan phim Telluride và được trình chiếu sau đó tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto và Liên hoan phim Luân Đôn[3], thoạt đầu Triệu phú ổ chuột chỉ được Fox Searchlight Pictures và Warner Bros. Pictures trình chiếu một cách hạn chế tại Bắc Mỹ vào ngày 12 tháng 11 năm 2008. Bộ phim đã được công chiếu trên toàn thế giới vào ngày 9 tháng 1 năm 2009 tại Anh và 23 tháng 1 năm 2009 tại Hoa Kỳ. Tại Ấn Độ, nó được trình chiếu lần đầu tại Mumbai vào ngày 22 tháng 1 năm 2009.

Triệu phú ổ chuột đã được đề cử 10 giải Oscar 2009 và giành được 8 giải, nhiều nhất trong các bộ phim tham dự giải thưởng năm đó, bao gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể hay nhất, Biên tập phim Xuất sắc nhất, Hòa âm xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất.

Bộ phim cũng giành được 5 Giải lựa chọn của Nhà phê bình (Critics’ Choice Awards), 4 Giải Quả cầu vàng, và 7 Giải BAFTA, trong đó có Phim Xuất sắc nhất. Triệu phú ổ chuột cũng khơi lên những tranh cãi liên quan đến cách sử dụng ngôn ngữ, cách phác họa chân dung người Ấn Độ và Đạo Hindu và vấn đề chăm sóc cho các diễn viên nhí của phim.

5.The Social Network
The Social Network (Mạng Xã hội) là một bộ phim tâm lý do Mỹ sản xuất năm 2010, nói về sự hình thành của mạng xã hội Facebook. Kịch bản được viết bởi biên kịch Aaron Sorkin dựa trên quyển sách The Accidental Billionaires của Ben Mezrich và đạo diễn bởi David Fincher, với sự tham gia diễn xuất của Jesse Eisenberg trong vai Mark Zuckerberg, cùng với Andrew Garfield và Justin Timberlake. Dù bị chỉ trích là thiếu chính xác về cá nhân Mark Zuckerberg cũng như quá trình thành lập Facebook, bộ phim được đánh giá rất cao về mọi mặt: đạo diễn, diễn xuất, dựng phim và đặc biệt là kịch bản. Bộ phim đã giành giải cho phim hay nhất ở thể loại Drama và giải đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản hay nhất, và âm nhạc hay nhất tại lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 68. Ở giải Oscar lần thứ 83, phim giành ba giải Biên kịch, Dựng phim và Nhạc nền xuất sắc nhất.

6.Three Billboards: Truy tìm công lý
Three Billboards: Truy tìm công lý (tên gốc tiếng Anh: Three Billboards Outside Ebbing, Missouri) là một phim điện ảnh chính kịch hình sự do Martin McDonagh đạo diễn kiêm viết kịch bản và sản xuất. Phim có sự tham gia của Frances McDormand, Woody Harrelson, Sam Rockwell, John Hawkes và Peter Dinklage. Nội dung phim xoay câu chuyện về một người mẹ có một cô con gái bị sát hại nhưng cảnh sát trong thị trấn của bà không tìm ra nghi can, bà đã mua ba tấm bảng để kêu gọi sự chú ý của cộng đồng đến vụ án chưa giải quyết và làm phân cực cộng đồng.

Phim được chọn chiếu tham gia tranh cử chính của Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 74 diễn ra vào ngày 4 tháng 9, 2017. Phim cũng chiếu tại liên hoan phim quốc tế Toronto 2017 và giành giải thưởng cao nhất do khán giả bình chọn. Phim cũng được chiếu tại liên hoan phim quốc tế Mar del Plata. Tại Việt Nam, phim được khởi chiếu vào ngày 9 tháng 3 năm 2018.


7.Moonlight
Moonlight là phim chính kịch Hoa Kỳ năm 2016, do Barry Jenkins đạo diễn, dựa trên kịch bản In Moonlight Black Boys Look Blue của Tarell Alvin McCraney. Phim có diễn xuất của Trevante Rhodes, André Holland, Janelle Monáe, Ashton Sanders, Naomie Harris và Mahershala Ali.

Phim thể hiện 3 giai đoạn trong cuộc đời của nhân vật chính, khám phá những khó khăn mà nhân vật này phải đối mặt về bản dạng giới và bạo hành thể xác. Ghi hình tại Miami, Florida vào năm 2015, Moonlight trình chiếu tại Liên hoan phim Telluride vào ngày 2 tháng 9 năm 2016. Phim do A24 phân phối, phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 10 năm 2016, thu về 27 triệu đô-la Mỹ trên toàn cầu.

Moonlight được khen ngợi chuyên môn rộng rãi từ khi phát hành. Tại giải Quả cầu vàng lần thứ 74, phim thắng giải “Phim chính kịch hay nhất” và giành đề cử trong 5 hạng mục khác.Phim giành thêm 5 đề cử giải Oscar tại mùa giải thứ 89, chiến thắng hạng mục “Phim hay nhất”, “Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất” (Ali) và “Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất”.

Moonlight là bộ phim đầu tiên với toàn bộ dàn diễn viên là người da màu, là phim LGBT đầu tiên và phim có doanh thu nội địa thấp thứ hai (sau The Hurt Locker) thắng giải Oscar cho “Phim hay nhất”. Nhà biên tập của phim, Joi McMillon trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên giành đề cử Oscar cho biên tập (bên cạnh đồng nghiệp Nat Sanders)[13] và Ali là người Hồi giáo đầu tiên thắng giải Ocar dành cho diễn xuất.


8.Saving Private Ryan
Giải cứu binh nhì Ryan (tựa tiếng Anh: Saving Private Ryan) là một bộ phim chiến tranh – hành động nổi tiếng của Mỹ do đạo diễn Steven Spielberg thực hiện, phát hành vào năm 1998. Phim có sự tham gia của Tom Hanks, Matt Damon, Tom Sizemore, Edward Burns, Barry Pepper, Adam Goldberg, Giovanni Ribisi và Vin Diesel.

Năm 2007, Giải cứu binh nhì Ryan được xếp hạng là phim thứ 71 trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ.

9.Điệp vụ Boston
Điệp vụ Boston[1][2] (tiếng Anh: The Departed) là một bộ phim hình sự Mỹ do Martin Scorsese đạo diễn và được công chiếu năm 2006. Kịch bản phim do William Monahan viết dựa trên kịch bản Vô gian đạo, tác phẩm ăn khách của điện ảnh Hồng Kông năm 2002. Lấy bối cảnh là thành phố Boston, Massachusetts, bộ phim nói về cuộc đối đầu kịch tính giữa hai điệp viên của cảnh sát và băng đảng gốc Ireland được gài vào tổ chức đối phương để hoạt động.

Với kinh phí 90 triệu đôla Mỹ, được thực hiện bởi đạo diễn hàng đầu Hollywood của thể loại phim hình sự cùng một dàn diễn viên tên tuổi, gồm Leonardo DiCaprio, Matt Damon và Jack Nicholson, Điệp vụ Boston đã được báo giới và công chúng chú ý ngay từ giai đoạn sản xuất. Sau khi công chiếu, bộ phim đã gặt hái nhiều thành công trên cả hai phương diện thương mại và nghệ thuật. Điệp vụ Boston đã thu về gần 300 triệu đôla trên phạm vi toàn cầu cũng như đem lại cho Martin Scorsese giải Oscar Đạo diễn xuất sắc nhất sau rất nhiều đề cử không thành công. Bản thân Điệp vụ Boston cũng chiến thắng tại hạng mục danh giá nhất của giải Oscar, hạng mục Phim hay nhất. Đây là bộ phim làm lại thứ hai trong lịch sử giải Oscar chiến thắng ở hạng mục quan trọng nhất này.


10.Schindler’s List
Bản danh sách của Schindler (tựa tiếng Anh: Schindler’s List) là một bộ phim chính kịch lịch sử của Hoa Kỳ, do Steven Spielberg làm đạo diễn kiêm đồng sản xuất và Steven Zaillian viết kịch bản. Phim dựa theo cuốn tiểu thuyết Schindler’s Ark của Thomas Keneally, một tiểu thuyết gia người Úc. Bộ phim dựa trên cuộc đời của Oskar Schindler, một doanh nhân người Đức đã cứu sống hơn một nghìn người, trong đó phần lớn là người Do Thái gốc Ba Lan tị nạn trong thời kỳ phát xít Đức tàn sát người Do Thái bằng cách thuê họ vào làm trong các nhà máy của ông. Phim có sự tham gia của Liam Neeson trong vai Schindler, Ralph Fiennes trong vai sĩ quan Schutzstaffel (SS) Amon Goeth, và Ben Kingsley trong vai kế toán người Do Thái của Schindler Itzhak Stern.

Ý tưởng sản xuất một bộ phim nói về Schindlerjuden (những người Do Thái của Schindler) được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1963. Poldek Pfefferberg, một trong số những người Schindlerjuden, xác định rằng sứ mệnh của cuộc đời mình là phải kể lại câu chuyện của Schindler cho hậu thế. Spielberg tỏ ra hứng thú với kịch bản này sau khi nhà điều hành Sid Sheinberg gửi cho ông một bản nhận xét cuốn sách Schindler’s Ark. Universal Studios mua bản quyền chuyển thể điện ảnh của cuốn tiểu thuyết, tuy nhiên Spielberg, ban đầu còn lo ngại ông chưa đủ tự tin để làm một bộ phim về thời kỳ tàn sát người Do Thái, tìm cách đẩy dự án sang cho một số đạo diễn khác trước khi quyết định tự tay đạo diễn bộ phim này.

Quá trình quay phim chính diễn ra tại Kraków, Ba Lan trong vòng 72 ngày của năm 1993. Spielberg quay bộ phim dưới định dạng đen trắng và coi đó là một bộ phim tài liệu. Nhà quay phim Janusz Kamiński muốn mang lại cho tác phẩm điện ảnh này một cảm giác vượt thời gian. John Williams soạn nhạc cho bộ phim, và nghệ sĩ vĩ cầm Itzhak Perlman biểu diễn bản nhạc chủ đề của bộ phim.

Bản danh sách của Schindler ra mắt vào ngày 30 tháng 11 năm 1993 tại Washington, D.C. và được phát hành rộng rãi trên toàn nước Mỹ vào ngày 15 tháng 12 năm 1993. Thường được coi là một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại từng được sản xuất, phim cũng thu được thành công thương mại, mang về 321,2 triệu USD trên toàn cầu so với 22 triệu USD kinh phí. Phim giành được bảy giải Oscar (trong tổng số mười hai đề cử), trong đó có giải Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Nhạc phim hay nhất, cùng nhiều giải thưởng khác (trong đó có bảy giải BAFTA và ba giải Quả cầu vàng). Năm 2007, Viện phim Mỹ xếp bộ phim này đứng thứ 8 trong danh sách 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại. Thư viện Quốc hội Mỹ đã lựa chọn bộ phim này để bảo tồn tại Viện lưu trữ phim Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2004.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN