Top 10 đặc sản kẹo mứt nổi tiếng khiến khách du lịch phải nghiện ở Việt Nam

0
1518
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ Bắc vào Nam, các loại kẹo mứt hầu như có quanh năm và không thể thiếu trong những cuộc hành trình khi du khách đến nơi này.

1. Ô Mai (Hà Nội)

Ô mai còn được gọi là xí muội, phát âm tiếng Quảng Đông của từ Hán Việt toan mai, nguyên là một vị thuốc trong nền y học cổ truyền của một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, tuy hiện nay ý nghĩa phổ biến hơn là một loại thực phẩm trong hệ thống các thực phẩm dạng mứt, kẹo. Người miền Nam thường gọi ô mai bằng tên khác là xí muội.

2. Mứt sấu (Hà Nội)

Sấu là loại quả chỉ có ở miền Bắc. Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm). Khi vào mùa, sấu được bán khá nhiều tại các chợ, có giá rẻ và dễ mua. Giống như tên gọi, sấu… không đẹp từ cái nhìn đầu tiên, có hình dáng tròn, vị chua. Khi non sấu mang một màu xanh mướt, đến khi càng già thì da sấu càng sần sùi và lúc chín thì có màu vàng úa. Tuy nhiên, dù diện mạo chẳng có gì hấp dẫn nhưng sấu lại được chế biến thành vô vàn món ngon mà chỉ nghe tên cũng làm nhiều người phải nuốt nước miếng.

3. Kẹo lạc vừng (Hà Nội)

Thanh kẹo giòn tan, không dính răng, có vị bùi béo và thơm của lạc, vừng với độ ngọt thanh vừa phải là thứ đồ ăn vặt tuyệt vời; nhất là khi dùng kèm với tách trà nóng trong tiết trời mùa đông giá lạnh.

4. Kẹo Sìu Châu (Nam Định)

Mỗi thanh kẹo xù xì quăn queo được bao trong vỏ bột nếp hương của đất Quần Liêu có tác dụng vừa chống ẩm vừa để ủ cho kẹo lên hương. Có người cầu kỳ đã thử độ giòn tan của kẹo Sìu Châu khi thời tiết hanh khô, thả rơi kẹo xuống mặt bàn đá hoặc gỗ lim ở độ cao 0,7m – 1m, miếng kẹo vỡ tan ra từng mảnh. Một đặc điểm nữa của kẹo Sìu Châu Nguyên Hương, do kỹ thuật độc đáo của nhà chế biến đã khử được chất hôi của dầu lạc và để được khá lâu không ỉu.

Để làm được thứ kẹo Sìu thơm ngon, tinh khiết như vậy là cả một nghệ thuật lắm công phu. Nguyên liệu làm kẹo Sìu châu rất dễ kiếm, gồm lạc, vừng, đường, mạch nha. Lạc chọn làm kẹo phải được chọn lọc cẩn thận từ những hạt lạc to, mẩy, bóng vỏ và tròn, khi rang chín phải giòn, thơm bùi, vỏ săn lại. Vừng có thể là vừng trắng hoặc vừng đen, mỗi loại vừng sẽ làm cho kẹo Sìu ngon một vị và màu sắc cũng khác nhau. Sau khi vừng và lạc rang chín sẽ được tách vỏ, sẩy cho thật sạch.

5. Mè xửng (Thừa Thiên Huế)

Kẹo mè xững là loại kẹo ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng (dầu từ đậu phụng), có mè bao phủ xung quanh kẹo, được cắt từng miếng vuông nhỏ (bao giấy bóng nhỏ) gói trong hộp. Kẹo mè xửng là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế.
Mè xửng có độ dẻo đến mức có thể cuộn tròn hoặc bẻ gập thanh kẹo, nhưng bỏ tay ra nó lại trở về tư thế ban đầu. Mè xửng giòn, thành phần bột đậu nhiều hơn, đường ít hơn, được bọc ngoài một lớp bánh đa nướng, ăn giòn tan trong miệng. Mè xửng gương, giơ lên ngắm thấy trong suốt như gương. Mè xửng đen gồm toàn vừng đen bùi và bổ…

6. Kẹo gương (Quảng Ngãi)

Khi “thắng” (nấu) kẹo gương, quan trọng nhất là không để đường ra cát, vì vậy không dùng vôi mà cần phải có mạch nha, chanh tươi. Một kg đường thường nấu với từ 50 g đến 100 g mạch nha và vài trái chanh tươi. Nếu dùng nhiều mạch nha, kẹo gương không trong, không giòn. Kẹo gương thơm ngon còn nhờ ở đậu phụng và mè rang. Ðậu và mè được rang với kỹ thuật cao, chín mà không vàng, khi chà vỏ đều chín trắng.

7. Mứt dâu tây Đà Lạt (Lâm Đồng)

Dâu Tây là món quà đặc sản của Đà Lạt và đến Đà Lạt mà chưa đi thăm vườn Dâu tây thì quả thật thiếu sót. Nghe đến dâu tây Đà Lạt chắc bạn đã hình dung ra được vị chua chua, ngọt ngọt…; sự thích thú ấy còn gì bằng khi được chiêm ngưỡng và tận mắt nhìn thấy cách sản xuất, ươm trồng và thu hái từ vườn dâu.

8. Mứt hồng Đà Lạt (Lâm Đồng)

Đà Lạt là xứ sở của nhiều loại mứt đặc sản với đủ màu sắc và hương vị ngọt thơm hiếm thấy. Thử nếm một miếng mứt hồng dẻo (hay còn gọi là hồng sấy khô), bạn sẽ từ từ cảm nhận được vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi, chất dẻo dai của trái hồng Đà Lạt nổi tiếng đã được sấy kỹ ở nhiệt độ cao nhưng vị của nó thì vẫn được giữ nguyên.

9. Kẹo cu đơ (Hà Tĩnh)

Đến Hà Tĩnh, phải một lần nếm thử Cu Đơ. Muốn làm Cu Đơ, trước tiên, phải là mật mía nguyên chất, thật trong vàng óng và lấy ở vùng đồi chứ không mua ở vùng sông. Đồ đựng mật phải là chum sành trơn bóng để chất liệu của mật không bị biến chất. Lạc (đậu phộng) phải là loại hạt nhỏ, không bị lép, thối. Bánh tráng phải nhỏ hơn bánh thường, các nếp quăn đều, khi nướng không được để bánh thủng và phải chín đều.

10. Kẹo dừa (Bến Tre)

Kẹo dừa Bến Tre vừa là một đặc sản ẩm thực, vừa là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ Dừa. Muốn làm kẹo ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Thóc nếp dùng để nấu mạch nha phải là nếp tốt, hạt to chín đều. Để nẩy mầm thóc phải được tưới bằng nước mưa sạch rồi đem nấu lấy mạch nha. Thợ nấu mạch nha phải là thợ lành nghề điêu luyện. Dừa khô lựa trái “rám vàng” mới vừa hái xuống. Vì trái dừa mới bắt đầu khô này có hương vị đặc trưng, nước cốt có độ ngọt thanh. Đường nấu kẹo phải chọn loại đường mới, có màu vàng tươi.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN