IMDb rất có uy tín với giới độc giả Internet, cũng như các tín đồ của môn nghệ thuật thứ 7. Ngoài nội dung phê bình đánh giá về các tác phẩm thuộc lĩnh vực điện ảnh, IMDb còn đánh giá những tác phẩm truyền hình hay những ngôi sao điện ảnh, nhà sản xuất Phim…Hãy cùng topxephang điểm lại 10 bộ phim lịch sử kinh điển nhất mọi thời đại dưới đây.
1. Forrest Gump (1994)
Forrest Gump là một bộ phim của điện ảnh Hoa Kỳ về cuộc đời của Forrest Gump, một người có chỉ số IQ là 75. Nội dung của bộ phim trải dài xuyên suốt một thời kỳ lịch sử của nước Mỹ. Bộ phim được chuyển thể từ một tác phẩm văn học cùng tên của Winston Groom. Khi bộ phim được công chiếu năm 1994 nó đã đem lại một doanh thu kỷ lục 677 triệu USD. Ngoài doanh thu thương mại bộ phim còn thâu tóm rất nhiều giải thưởng, trong đó phải kể đến 4 giải Oscar cho: Phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, nam diễn viên chính xuất sắc nhất… Đây là lần thứ 2 liên tiếp nam diễn viên Tom Hanks đoạt giải Oscar.
2. City Lights (1931)
City Lights (tựa trong tiếng Việt: Ánh sáng đô thị) là một bộ phim câm hài hước – lãng mạn của Mỹ, công chiếu vào năm 1931. Phim được biên kịch và đạo diễn bởi Charlie Chaplin, đồng thời cũng là vai nam chính bên cạnh Virginia Cherrill và Harry Myers. Mặc dù phim tiếng lúc bấy giờ đã có ưu thế hơn hẳn so với phim câm nhưng City Lights vẫn thu được thành công vang dội và được xem như một trong những bộ phim kinh điển nhất của thời đại phim câm.
3. Ten Cau La Gi? (2016)
Sau khi phát hành, Your Name – Tên cậu là gì? đã được giới phê bình khen ngợi nhiệt liệt cho cốt truyện và hình ảnh, và cùng với đạo diễn Makoto và nhóm nhạc Radwimps, đã giành được nhiều đề cử và giải thưởng tại Nhật Bản và cả trên thế giới, bao gồm giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim Los Angeles cho phim hoạt hình xuất sắc nhất và giải thưởng Kịch bản xuất sắc nhất 2016 của Viện Hàn lâm Nhật Bản.
Bộ phim cũng trở thành một hiện tượng điện ảnh tại Nhật Bản khi có doanh thu phòng vé cao nhất Nhật Bản năm 2016, là phim có doanh thu cao thứ 4 trong lịch sử Nhật Bản, và tính đến hiện tại là phim anime có doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại, vượt qua Sen và Chihiro ở thế giới thần bí của Studio Ghibli. Đây cũng là bộ phim Nhật Bản ăn khách nhất mọi thời đại tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan, và được mệnh danh là kẻ thống trị phòng vé Châu Á năm 2016[13] khi vị trí đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé tại các nước và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam cũng do tác phẩm này nắm giữ trong tuần lễ ra mắt. Ngoài ra, thắng lợi của phim còn dẫn đến thành công kỉ lục của nền điện ảnh Nhật Bản trong năm 2016, cũng như sự tăng trưởng mạnh về mặt tài chính của các công ty liên quan trực tiếp và gián tiếp, bao gồm nhà phát hành Toho. Bên cạnh đó, việc sử dụng hình ảnh của các địa danh có thật ngoài đời đã làm bùng nổ thị trường du lịch Nhật Bản khi du khách trong và ngoài nước đổ đến tham quan các địa điểm có thật trong phim.
4. Chuyen Tinh The Chien (1942)
Phim Chuyện Tình Thế Chiến là câu chuyện tình tay ba ngọt ngào xen lẫn cay đắng xảy ra tại Bắc Phi trong thời khắc bom đạn của Thế chiến II. Nhân vật trung tâm của phim là Rick Blaine, một chủ quán bar ở Casablanca, trong một lần chạy trốn cảnh sát, vô tình Rick đã gặp lại Ilsa, người tình cũ của anh ở Paris. Họ đã từng cùng dự định chạy đến Casablanca, nhưng rồi phút chót Ilsa không đến điểm hẹn. Và giờ đây Ilsa đã có chồng và chồng của cô là một lãnh tụ kháng chiến chống phát xít người Tiệp Khắc Laszlo, đối tượng bị truy lùng gắt gao của Đức. Hai vợ chồng Ilsa tìm mọi cách để có được giấy thông hành sang Mỹ. Và Risk lại là người có hai tấm giấy thông hành đó, bị giằng xé giữa tình yêu và đạo đức, anh sẽ chọn con đường nào? Phim Chuyện Tình Thế Chiến được nhiều tạp chí bình chọn là phim tình cảm vĩ đại nhất mọi thời, trở thành một chuẩn mực của phim tình cảm Hollywood và được coi là một trong những bộ phim xuất sắc của điện ảnh thế giới.
Read more at http://hdonline.vn/phim-chuyen-tinh-the-chien-2035.html#41pHz35aZ2bLkXL4.99
5. Modern Times (1936)
Thời đại tân kỳ (tựa gốc tiếng Anh: Modern Times) là một bộ phim câm hài hước của Mỹ, công chiếu vào năm 1936, do Charlie Chaplin thực hiện. Phim xoay quanh nhân vật gã lang thang trong nỗ lực để tồn tại ở một thế giới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ phim phản ánh sự bóc lột sức lao động và cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người trong thời kỳ khủng hoảng, mà theo Chaplin, là do hậu quả của thời đại tân kỳ. Bộ phim phê phán sự công nghiệp hóa (kỹ nghệ hóa) và qua đó là nguyên nhân gây ra việc đánh mất cá tính, quyền cá nhân bởi áp lực thời gian và công việc vận hành đơn điệu, lệ thuộc vào máy móc. Phần đông nhân vật được diễn tả như bị xói mòn nhân cách, ngoại trừ nhân vật chính Charlie duy trì được sự nhạy cảm của mình và nhân tính, phản ánh qua tình yêu với cô gái lang thang.
Các diễn viên tham gia gồm Charlie Chaplin, Paulette Goddard, Henry Bergman, Stanley Sandford và Chester Conklin. Biên kịch và đạo diễn đều bởi Chaplin.
Thời đại tân kỳ được Thư viện Quốc hội Mỹ chọn bảo tồn trong Viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ vì “ý nghĩa văn hóa”.
6. Vertigo (1958)
Vertigo là một phim tâm lý ly kỳ của Mỹ năm 1959, đạo diễn Alfred Hitchcock, diễn viên chính James Stewart và Kim Novak, với sự tham gia của Barbara Bel Geddes. Biên kịch Alec Coppel và Samuel A. Taylor, chuyển thể từ tiểu thuyết của Boileau-Narcejac, bộ phim kể về một thám tử yêu người mà mình được thuê theo dõi, một cô gái đầy bí ẩn, và sau đó anh khám phá ra cô không phải là người mà anh tưởng. Mặc dù có nhiều ý kiến trái ngược khi mới phát hành nhưng trong nhiều năm qua, Vertigo luôn giành được cảm tình của khán giả, và được coi là một trong những bộ phim tâm lý hay nhất trong lịch sử điện ảnh.[1]
7. Call Me by Your Name (2017)
Gọi Em Bằng Tên Anh (2017) là một bộ phim tình cảm, chính kịch, tuổi mới lớn được đạo diễn bởi Luca Guadagnino và biên kịch bởi James Ivory, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 2007 của tác giả André Aciman. Đây là tác phẩm cuối cùng trong bộ ba tác phẩm mang tên Desire (“Khát vọng”) của đạo diễn Luca Guadagnino, sau I Am Love (“Tôi là Ái tình”) (2009) và A Bigger Splash (“Chuyến thăm bất ngờ”) (2015). Bối cảnh phim tại vùng nông thôn miền Bắc nước Ý năm 1983, Gọi Em Bằng Tên Anh nói về mối quan hệ lãng mạn giữa Elio Perlman (Timothée Chalamet), một cậu bé 17 tuổi sống ở Ý và chàng sinh viên 24 tuổi người Mĩ, cũng là trợ lí thực tập cho cha của Elio, Oliver (Armie Hammer) khi anh có khoảng thời gian đến ở nhờ tại nhà của cậu. Bộ phim cũng có sự góp mặt của các diễn viên Michael Stuhlbarg, Amira Casar, Esther Garrel, and Victoire Du Bois.
Gọi Em Bằng Tên Anh được bắt đầu phát triển trong năm 2007, khi hai nhà sản xuất là Peter Spears và Howard Rosenman đã lựa chọn chuyển thể cuốn tiểu thuyết của Aciman lên màn ảnh. Ivory đã được chọn trở thành đồng đạo diễn, nhưng sau đó đã dừng công việc viết kịch bản và chuyển sang vị trí sản xuất. Guadagnino, với vai trò cố vấn, cuối cùng đã trở thành giám đốc sản xuất. Bộ phim được tài trợ bởi một số các công ty quốc tế, và quay phim tại Milano, Ý vào tháng Năm và tháng Sáu 2016. Sayombhu Mukdeeprom tiến hành quay phim trên loại phim 35-mm.
Gọi Em Bằng Tên Anh đã được phân phối cho hãng Sony Pictures Classics trước khi được trình chiếu tại Liên hoan Phim Sundance vào ngày 22/1. Sau đó phim được phát hành tại Vương quốc Anh vào ngày 27/10/2017 và ở Hoa Kỳ vào ngày 24/11/2017. Bộ phim ngay lập tức nhận được nhiều lời khen ngợi, đặc biệt là với khả năng diễn xuất của diễn viên, sự chỉ đạo của đạo diễn, khung cảnh, và âm nhạc trong phim. Nó đã được Uỷ ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh và Viện Phim Mỹ lựa chọn là một trong 10 bộ phim hay nhất năm. Tại Giải thưởng quả Cầu Vàng lần thứ 75, nó đã được đề cử cho các hạng mục Phim chính kịch hay nhất, Nam Diễn viên phim chính kịch xuất sắc Nhất cho Chalamet, và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Hammer. Vào Giải thưởng lần thứ 24 của Hiệp hội Diễn viên, Chalamet được đề cử cho giải Nam Diễn viên đóng Vai chính xuất sắc nhất.
8. Tia Nang Vinh Cuu Cua Tam Hon Tinh Khiet (2004)
Eternal Sunshine of the Spotless Mind là một bộ phim tâm lý của điện ảnh Hoa Kỳ công chiếu tháng 3 năm 2004. Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn người Pháp Michel Gondry dựa theo kịch bản của Charlie Kaufman với dàn diễn viên chính gồm Jim Carrey, Kate Winslet, Kirsten Dunst, Mark Ruffalo, Elijah Wood và Tom Wilkinson. Eternal Sunshine nói về câu chuyện của đôi tình nhân Joel Barish (Carrey) và Clementine Kruczynski (Winslet), gặp nhiều bất đồng trong cuộc sống, họ quyết định tới công ty Lacuna Inc. xóa bỏ ký ức về người kia để rồi lại thấy không thể sống thiếu nhau và phải tìm mọi cách để giữ lại hình ảnh của người mình yêu trong trí nhớ. Sau khi ra mắt khán giả Eternal Sunshine đã nhận được nhiều lời khen ngợi, đặc biệt là về kịch bản sáng tạo của Kaufman cùng diễn xuất của hai ngôi sao Jim Carrey và Kate Winslet. Với tác phẩm này, Kaufman đã được trao Giải Oscar cho kịch bản gốc hay nhất còn Kate Winslet trở thành nữ diễn viên trẻ nhất có được 4 đề cử Oscar cho hạng mục diễn xuất.
9. Amélie (2001)
Cuộc đời tuyệt vời của Amélie Poulain (tiếng Pháp: Le Fabuleux Destin d’Amélie Poulain, tên tắt là Amélie) là bộ phim hài lãng mạn của Pháp, do Jean-Pierre Jeunet đạo diễn. Lấy bối cảnh ở Paris, phim kể câu chuyện về Amélie Poulain, một cô gái trong sáng, tốt bụng, với những kế hoạch tuy nhỏ nhưng lại đem đến những thay đổi to lớn cho những người xung quanh.
Phim giành giải phim xuất sắc nhất tại Giải thưởng Phim châu Âu, giành được bốn giải César (bao gồm cả phim xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất), hai giải BAFTA (bao gồm Kịch bản gốc xuất sắc nhất), và được đề cử cho 5 giải Oscar, giành giải tại các liên hoan phim Tokyo và Karlovy Vary. Bộ phim đã được The New York Times chọn là một trong “1000 phim xuất sắc nhất mọi thời”, đặt số 2 của tạp chí Empire Magazine “100 phim hay nhất của điện ảnh thế giới”.
10. Singin’ in the Rain (1952)
Singin’ in the Rain là bộ phim nhạc kịch hài năm 1952 do Gene Kelly và Stanley Donen đạo diễn, diễn viên Kelly, Donald O’Connor và Debbie Reynolds, Kelly cũng là người dàn dựng vũ đạo cho bộ phim. Bộ phim miêu tả một cách vui nhộn về Hollywood, với 3 ngôi sao đóng vai những nghệ sĩ đang chuyển từ thời kì phim câm sang phim có lời thoại.”
Phim chỉ thành công khiêm tốn khi ra mắt, chỉ có diễn viên O’Connor đoạt giả Nam diễn viên xuất sắc nhất tại giải Quả cầu vàng và Comden cùng Greenchính thắng tại Writers Guild of America Awards. Tuy nhiên, nó được thừa nhận là huyền thoại bởi các nhà phê bình đương thời. Bộ phim thường được miêu tả là vợ nhạc kịch hay nhất mọi thời đại, đứng đầu trong danh sách AFI’s 100 Years of Musicals, và đứng thứ năm trong danh sách những bộ phim Mỹ hay nhất mọi nhời đại năm 2007.