Top 6 công trình kiến trúc nổi tiếng do Pháp xây dựng ở Sài Gòn

0
2521
Vật Phẩm Phong Thủy

Sài Gòn có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, đặc biệt là kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp mắt và có dấu ấn riêng, đang được bảo tồn và thu hút du khách tham quan.

1 Nhà Thờ Đức Bà

Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hanh lễ cho những người công giáo trong đôi quan Viễn Chinh. Nhà thờ được xây ở đường số 5, trên nên của một ngôi chùa nhỏ của người Việt đã bị bỏ hoang… Ngoài mục đích làm chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh nước Pháp trước người dân thuộc địa.
Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, chiều cao 21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trên. Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào. Hiện trong nhà thờ còn có một số ngói vỡ, bên trên có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có thể đây nơi sản xuất loại ngói này), một số mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang – Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian mà theo Linh mục Vương Sĩ Tuấn (phụ tá Linh mục Chánh sở Huỳnh Công Minh), có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ. Hệ thống kính màu trên tường gồm 56 chiếc, mô tả các nhân vật và sự kiện trong Thánh kinh. Khi có ánh sáng chiếu vào toát lên vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy. 31 lỗ thông hơi hình bông hồng tròn, xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa. 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.

2 Bưu điện thành phố

Ngay cả trong một thành phố với nhiều kiến trúc thuộc địa như vậy, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn tuyệt đẹp vẫn là một điểm nhấn đáng chú ý. Hãy bước vào trong để ngắm nhìn hội trường hình thùng rượu lộng lẫy với sàn lát gạch màu kem và chiêm ngưỡng những bản đồ vẽ tay cầu kỳ trên các bức tường.

Là tác phẩm thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Gustave Eiffel và hoàn thành vào năm 1891, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn nổi tiếng là một trong những ví dụ đẹp nhất về kiến trúc Phục hưng ở Việt Nam.

Hãy dành vài phút chiêm ngưỡng các đặc trưng tuyệt mỹ của tòa nhà từ con phố bên ngoài, du khách sẽ thấy những hàng cửa sổ uốn cong, chiếc đồng hồ lớn phía trên lối vào chính và lá cờ đỏ sao vàng – quốc kỳ Việt Nam – tung bay trong gió.

Khi bước vào trong, du khách sẽ ngay lập tức chú ý đến phần trần cao cong cong chạy theo chiều dài khung vòm chính rộng lớn. Đỡ bên dưới là các cột sắt màu xanh lá cây, nơi đây trông không khác mấy một ga đường sắt của Anh ở thế kỷ 20. Trên tường ở hai bên của sảnh chính, du khách sẽ thấy một số bản đồ vẽ tay. Hãy nhìn gần hơn để thấy Sài Gòn và các vùng khác của miền Nam Việt Nam được vẽ chi tiết tuyệt đẹp.

Bước trên sàn nhà lát gạch sáng bóng, qua những dãy bàn và bốt điện thoại vẫn đang hoạt động để đến tận cuối khung vòm. Tại đây, hãy xem bức tranh khảm đầy màu sắc treo trên tường khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh một cách chi tiết đầy tinh tế.

3 Dinh Độc Lập

Được xây dựng vào năm 1868-1871 Dinh Độc Lập hiện nay là di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia được thiết kế bởi kiến trúc sư Hermite. Tòa nhà tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha, dinh thự lớn có 3 tầng chính, tầng nền, 2 gác lửng và 2 tầng hầm, đặc biệt là sân thượng có thể cho máy bay trực thăng đáp xuống. Mặt tiền của dinh được trang trí theo phong cách cách điệu các lớp mành trúc tại các ngôi nhà Việt xưa và chùa cổ tại Việt Nam còn bên trong thì được trang bị hệ thống phụ trợ hiện đại lúc bấy giờ như: Điều hòa không khí, phòng cháy, hệ thống liên lạc,…Dinh Độc Lập từng là nơi sinh hoạt và làm việc của các đời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.

4 Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với thành phố hơn 300 năm tuổi. Du khách có thể khám phá những gian hàng đủ màu sắc, mua thức ăn, quà lưu niệm và trang phục, vải vóc tại các gian hàng trong chợ.

Chợ có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 17, với nguồn gốc ban đầu là nơi nhóm họp của các tiểu thương bán hàng trên phố gần sông Sài Gòn. Năm 1870, chính quyền thuộc địa Pháp chính thức đặt tên khu vực này là Les Halles Centrales (tức Chợ Trung tâm). Chợ được dời vào một tòa nhà mới vào năm 1912 với tên gọi mới là Chợ Bến Thành.

Len lỏi qua những gian hàng, xem đủ loại sản phẩm Việt Nam. Du khách có thể tìm được mọi thứ tại đây, từ những món quà lưu niệm bé tí đến những bộ trang phục truyền thống. Tuy nhiên, chợ không chỉ là điểm đến của khách du lịch. Chợ Bến Thành là nơi cư dân Thành phố Hồ Chí Minh vẫn mua sắm hàng ngày; giúp du khách có thể hiểu thêm về đời sống của người bản địa.

Chợ Bến Thành cũng là một trong những địa điểm lý tưởng để thưởng thức những món ăn Việt Nam truyền thống. Dừng chân bên những gian hàng ăn với các món đặc sản địa phương như cá chiên xù hay nhấm nháp vài ly trà đá giải khát.

5 Trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh

Trụ Sở UBND TP. Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc Pháp cổ kính và đẹp nhất tại Sài Gòn hiện nay. Tòa nhà được thiết kế theo kiểu lầu chuông miền Bắc nước Pháp bởi kiến trúc sư Femand Gardès và được xây dựng trong năm 1898 đến 1909. Trong thời kỳ trước thống nhất năm 1975, tòa nhà có tên gọi khác là Tòa Đô Chánh Sài Gòn, là nơi làm việc và diễn ra các cuộc họp quan trọng của chính quyền cấp cao Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ.

6 Nhà hát thành phố

Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant” của thời Đệ tam cộng hòa Pháp.
Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN